Huy động sự tham gia công bằng của nam giới và phụ nữ trong PCTT là điều quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của công tác PCTT

Ngày đăng: 20/09/2019

Sáng 19/9, tại Hà Nội, Tổng cục phòng chống thiên tai phối hợp với Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women) tổ chức Hội thảo kỹ thuật số liệu thống kê về Giới trong Giảm nhẹ Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu.

Tham dự Hội thảo có hơn 60 đại biểu từ Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cấp vùng và tại Việt Nam (UN WOMEN), đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đại diện Văn phòng Thường trực Phòng, chống thiên tai và TKCN, Cục Thống kê các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Đắc Lắc và Đồng Tháp.

Mục tiêu của Hội thảo nhằm thảo luận với các bên liên quan chính trong Chính phủ về việc cải thiện chất lượng dữ liệu có liên quan đến giới trong thống kê thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua Dự án EmPower (Dự án “Empower” – Tăng cường bình đẳng giới và quyền con người trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.

Đây là một Sáng kiến của UN Women do Cơ quan Phát triển Thụy điển tài trợ được triển khai ở Việt Nam từ năm 2019-2022, tập trung vào 3 mục tiêu chính: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ và các nhóm yếu thế trong quá trình ra quyết định về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu; Thúc đẩy việc thu thập, phân tích và sử dụng số liệu phân tách giới, tuổi và các tiêu chí đa dạng khác để áp dụng trong phân tích và xây dựng chính sách và hoạt động về phòng chống thiên tai; Tăng cường năng lực cho cán bộ hoạch định chính sách về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu để lồng ghép các cam kết bình đẳng giới trong chính sách.

Ông Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT cho biết “Huy động sự tham gia công bằng của nam giới và phụ nữ trong PCTT là điều quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của công tác PCTT; tạo cơ hội tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định; đảm bảo quyền thụ hưởng phúc lợi và chịu trách nhiệm với xã hội như nhau của nam giới và phụ nữ và tăng cường khả năng chống chịu cho cả cộng đồng. Một trong các giải pháp quan trọng, cần được quan tâm triển khai đó là các thông tin, số liệu phục vụ phòng chống thiên tai có tách biệt về giới, tuổi, tình trạng khuyết tật. Nếu không có các số liệu này, chúng ta không thể hiểu được sự khác biệt về tình trạng dễ bị tổn thương giữa các nhóm người khác nhau, dẫn đến khó có các chiến lược, kế hoạch PCTT, phương án ứng phó thiên tai phù hợp để tăng khả năng chống chịu, phục hồi của họ.”

Việc thu thập số liệu có phân tách giới, tuổi, tình trạng khuyết tật… thường được nói đến là một trong những vấn đề cần được cải thiện trong công tác quản lý rủi ro thiên tai không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới. Báo cáo việc thực hiện Khung Hành động Hyogo 2015 cho thấy rằng chỉ có 27% quốc gia có báo cáo số liệu tách biệt giới và tuổi về tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực.

Các mục tiêu Phát triển bền vững SDGs, hay Khung Hành động Sendai đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của số liệu và số liệu có tách biệt giới, tuổi, sự đa dạng trong thiên tai và biến đổi khí hậu. Bởi các số liệu này sẽ giúp các quốc gia đo lường những tiến bộ đã đạt được trong các mục tiêu, và số liệu có tách biệt giới, tuổi, tình trạng dễ tổn thương sẽ đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau – đúng như tinh thần của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực, trên thế giới đã ghi nhận nhiều trận thiên tai lớn, bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Tại Việt Nam, nhiều trận thiên tai lớn đã xảy ra trên hầu hết các vùng trên cả nước, đặc biệt năm 2017 là năm chứng kiến nhiều thiên tai bão, lũ, lũ quét xảy ra với cường đồ lớn, phạm vi rộng và gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Thiên tai không phân biệt về giới, nghĩa là khi thiên tai ảnh hưởng đến một cộng đồng, không phân biệt phụ nữ hay nam giới. Nhưng trên thực tế phụ nữ, nam giới, trẻ em, người già, người nghèo, người giàu, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số hứng chịu những tác động của thiên tai là hoàn toàn khác nhau, do đặc điểm, vị trí và vai trò của họ. Tuy nhiên do cách nhìn nhận còn chưa đúng về vai trò giới, các giá trị truyền thống, những bất bình đẳng giới còn tồn tại trong tiếp cận và quản lý các nguồn lực nên phụ nữ và trẻ em gái là hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (DBTT) và gặp rủi ro trong thiên tai. Để ứng phó với thiên tai, phụ nữ có những kinh nghiệm hay và các đóng góp quan trọng của riêng mình vì phụ nữ có vai trò quan trọng đối với gia đình, cộng đồng. Nhưng cho đến nay, công tác phòng chống thiên tai (PCTT) vẫn thường huy động sự tham gia của nam giới. Bên cạnh đó, những định kiến về giới cũng khiến cho những đóng góp của phụ nữ chưa được nhìn nhận. Điều này làm cho những kinh nghiệm hay và các đóng góp của phụ nữ chưa được ghi nhận và sử dụng một cách hiệu quả vào công tác phòng chống thiên tai tại Việt Nam.

Đại diện UNWOMEN cấp vùng trình bày bao cao tại cuộc họp

Đại diện Tổng cục Phòng, chống thiên tai và UNWOMEN đồng chủ trì Hội thảo

Hội thảo kỹ thuật số liệu về Giới trong Giảm thiểu RRTT và BĐKH được tổ chức ngày hôm nay là một hoạt động khởi động của Mục tiêu số 2 về số liệu liên quan đến giới trong công tác phòng chống thiên tai, trong đó sẽ tập trung: Đánh giá những thiết hụt và hạn chế hiện nay trong thu thập, phân tích và sử dụng số liệu có tách biệt giới, và các số liệu liên quan đến giới trong công tác phòng chống thiên tai; Xây dựng hướng dẫn để thu thập các số liệu thống kê giới trong quản lý rủi ro thiên tai một cách hệ thống, hiệu quả và dễ sử dụng; Xây dựng hồ sơ giới trong phòng chống thiên tai; Xây dựng năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai trong việc thu thập và sử dụng số liệu phân tách giới.

Đại biểu phát biểu tại cuộc họp

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập