Họp giao ban ứng phó với bão số 1 trên biển Đông ngày 01/7/2022

Ngày đăng: 01/07/2022

Sáng ngày 01/7/2022, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã tổ chức họp giao ban để chủ động ứng phó cơn bão số 1 trên biển Đông.

Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp. Tham dự  cuộc họp có đại diện Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục Thủy sản, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, các ca trực ngày 30/6/2022, Chi cục Miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam

Thông tin tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: hồi 07 giờ ngày 01/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 02/7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 370km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 16 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 108,5 đến 116,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 07 giờ ngày 03/7, vị trí tâm bão ở khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 150km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24-48 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 106,0 đến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 6h30 ngày 01/7, đã kiểm đếm, hướng dẫn: 59.967 tàu/269.122 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, trong đó còn 02 tàu/22 lao động đang hoạt động khu vực nguy hiểm gần tâm bão (cách 80-100 hải lý), các tàu đã nhận được thông tin và đang di chuyển tránh trú.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 163.270 ha (nuôi nước mặn lợ: 139.342 ha, nuôi nước ngọt: 93.598 ha). Nuôi lồng/bè: 208.823 ô lồng. Số lượng lều/chòi canh nuôi nhuyễn thể: 3.911 lều/chòi.

Ông Nguyễn Văn Tiến Phó Chánh văn phòng TT Ban Chỉ đạo cuộc họp

  Phó Chánh Văn phòng TT Ban chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Tiến chỉ đạo tại cuộc họp

Văn phòng thường trực BCĐ QGPCTT ban hành Công điện số 17/CĐ-QG  ngày 30/6/2022 yêu cầu các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định chủ động ứng phó với bão số 1 và mưa lũ sau bão; đồng thời ban hành Công điện số 18/CĐ-QG ngày 30/6/2022 đề nghị các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đảm bảo an toàn tàu thuyền, tránh thiệt hại đáng tiếc.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh các địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tiếp tục thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền còn đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công; thông tin, tuyên truyền và có biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch nhất là khách du lịch và người dân trên các đảo.

Rà soát, nạo vét kênh mương, hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Chỉ đạo lực lượng xung kích rà soát, khơi thông các dòng chảy, các điểm bị tắc nghẽn trên các sông suối. Rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra sạt lở, chia cắt.

Rà soát phương án bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố giao thông.

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu xả lũ; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống./.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập