Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất

Ngày đăng: 20/08/2014


Sáng 20/8/2014, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất với Ban Chỉ huy PCLB&TKCN của 17 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đến Nghệ An. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Chủ tịch UBQG TKCN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão T.Ư chủ trì Hội nghị.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo hội nghị về công tác phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất
 

      Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai ở các tỉnh miền núi ngày một diễn biến phức tạp, đặc biệt là hiện tượng trượt lở đất, đá, lũ, lũ quét xảy ra thường xuyên, gây tổn thất về người, tài sản và môi trường sinh thái. Theo số liệu thống kê, từ năm 2000 - 2014, đã xảy ra 250 đợt lũ quét, sạt lở đất, làm chết và mất tích 646 người, bị thương 351 người; hơn 9.700 căn nhà bị đổ trôi, hơn 100.000 căn nhà bị ngập, hư hỏng nặng; hơn 75.000 ha lúa, hoa mầu bị ngập… tổng thiệt hại ước tính trên 3.300 tỷ đồng. Các tỉnh thường xảy ra sạt lở đất, lũ quét là Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Nam, KonTum, Bình Thuận.
      Riêng từ đầu năm 2014 đến nay do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 và mưa lớn đã xảy ra các trận lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn các tỉnh miền núi (Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La...) làm chết và mất tích 24 người trong đó có 2 gia đình ở thị trấn Tam Đường và huyện Hoàng Su Phì bị thiệt mạng tới 5 người trong mỗi gia đình.
       Nguyên nhân chính dẫn tới lũ quét, trượt sạt lở đất là do mưa lớn kéo dài tại khu vực có độ dốc lớn, tác động của hoạt động phát triển KT - XH của con người như việc bạt núi mở đường, khai thác khoáng sản, gỗ, xây dựng cơ sở hạ tầng đã đào bới đất đá, san lấp sông suối gây cản trở, làm ách tắc đường thoát lũ và do ý thức người dân về phòng chống thiên tai.

       Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Mặc dù các Bộ, ngành và địa phương có cố gắng phòng chống lũ quét, sạt lở đất, sắp xếp, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhưng số người bị chết, bị thương, bị mất nhà ở còn lớn. Yếu tố thời tiết cực đoan và khó dự báo là những nguyên nhân gây ra hậu quả của các hình thái thiên tai lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, động đất. Các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm triển khai dứt điểm, đúng tiến độ chương trình di dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở; có kế hoạch phân vùng dân cư và xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai; tiếp tục tổ chức di dời dân sống ở khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, đá, khu vực ven sông, ven suối; phân vùng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, lắp đặt các trạm đo mưa để kịp thời dự báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo đối với những điểm có nguy cơ cao; rà soát, đánh giá, bổ sung trên bản đồ những điểm có nguy cơ sạt lở cao để có giải pháp ứng phó và sơ tán dân; tiếp tục trồng và bảo vệ rừng. 

VT.

 

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập