Giảm thiệt hại thiên tai mới là điều quan trọng

Ngày đăng: 22/05/2022

Nhiều năm qua, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) ở nước ta thu được kết quả tích cực. Để có cái nhìn toàn diện về công tác này, Việt Nam đã ban hành Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh năm 2021. Vậy việc đánh giá công tác PCTT theo bộ chỉ số có tác động như thế nào đến công tác PCTT, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có trao đổi với các cơ quan báo chí.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia về PCTT

Phóng viên (PV): Thưa ông, qua đánh giá, có những địa phương chưa thực hiện tốt công tác PCTT và nằm tốp cuối theo Bộ Chỉ số năm 2021. Vậy thời gian tới, Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT sẽ hỗ trợ những địa phương này như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Bộ chỉ số này quan trọng nhất là chỉ ra từng địa phương cần phải làm gì trong PCTT. Kể cả địa phương đã làm theo đánh giá của bộ chỉ số cũng còn nhiều việc phải làm, địa phương ở tốp cuối cũng có những nội dung họ làm tốt, bởi vì chúng ta đánh giá theo 4 nội dung: Phòng chống, ứng phó, khắc phục, tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành PCTT.

Đối với 10 địa phương xếp tốp cuối năm 2021, chúng tôi sẽ yêu cầu bộ phận văn phòng thường trực đánh giá chi tiết những vấn đề địa phương còn yếu kém để có giải pháp hỗ trợ. Ví dụ, Bắc Kạn là địa phương khó khăn về kinh tế, như vậy, điều kiện để tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai còn hạn chế thì Trung ương cần hỗ trợ. Hay TP Cần Thơ cũng là địa phương thuộc tốp cuối nhưng lại yếu ở khâu “4 tại chỗ”, đặc biệt là đội xung kích PCTT sẽ tập trung hỗ trợ, tập huấn để làm sao xây dựng đội xung kích PCTT tốt hơn, chuẩn bị khâu “4 tại chỗ” tốt hơn. Đối với những địa phương thuộc tốp cuối, chúng tôi sẽ tìm ra những điểm yếu nhất, hạn chế nhất để tập trung hỗ trợ cho phù hợp.

PV: Thực tế, trong năm 2021 không phải địa phương nào cũng xảy ra thiên tai. Liệu rằng, kết quả đánh giá của Bộ Chỉ số năm 2021 đã bảo đảm tất cả tiêu chí đánh giá một cách công bằng, khách quan thưa ông?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Chúng tôi cố gắng xây dựng trên tinh thần lượng hóa tối đa, tuy nhiên, chưa thể lượng hóa hết được. Mỗi loại hình thiên tai xảy ra ở các vùng, miền, địa phương lại khác nhau. Địa phương thường xuyên xảy ra thiên tai thì ứng phó tốt hơn nhưng khắc phục thiên tai lại gặp khó khăn. Công tác phòng, chống phải giống nhau, còn lại ứng phó và khắc phục lại khác nhau... Chúng tôi sẽ yêu cầu các đơn vị tư vấn phải đánh giá sâu hơn ở từng địa phương. Nếu sắp xếp theo từng vùng, miền và các loại hình thiên tai thì phân tích để đánh giá sẽ chính xác và tốt hơn. Việc chúng ta đưa ra bộ chỉ số để đánh giá, xếp hạng chỉ là một mục tiêu thôi, cái đó không quá quan trọng. Qua bộ chỉ số này, các địa phương sẽ tự đánh giá được công tác PCTT, qua đó Trung ương giúp các địa phương chỉ ra những hạn chế. Từ đó, chúng ta điều chỉnh công tác điều hành trong PCTT để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Giảm thiệt hại thiên tai mới là điều quan trọng
Một ngôi nhà ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) sau trận lũ lụt lịch sử cuối năm 2020. 

PV: Thưa ông, công tác PCTT ở cấp xã, thậm chí ở cấp thôn, bản, ấp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại. Vậy chúng ta sẽ tập trung vào những biện pháp nào để công tác PCTT đạt hiệu quả hơn?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTT giờ mới xây dựng ở cấp tỉnh. Trong bộ chỉ số này cũng có nhiều tiêu chí đánh giá về “4 tại chỗ” cũng như năng lực điều hành PCTT ở cấp xã. Tuy nhiên, nó hiện còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Chính vì vậy, năm 2022, chúng tôi đề nghị các địa phương căn cứ vào bộ chỉ số này để xây dựng bộ chỉ số đánh giá PCTT phù hợp cho cấp huyện, xã. Trong Bộ Chỉ số năm 2022 và các năm tiếp theo, căn cứ vào dự báo tình hình thiên tai của từng năm, nếu năm nào ít thiên tai (ví như năm 2021) thì phải lấy công tác phòng, chống làm tiêu chí đánh giá; và phòng, chống phải tập trung vào cấp xã...

PV: Người dân thường xuyên chịu tác động của thiên tai, vậy cần làm gì để nâng cao năng lực PCTT cho đối tượng này trong thời gian tới, thưa ông?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Trong lần đầu tiên đánh giá độc lập, chúng ta mới thực hiện được ở 13 địa phương. Với 13 địa phương, chủ yếu mới phỏng vấn được lãnh đạo, chỉ huy và một số lãnh đạo cấp cơ sở; đã có phỏng vấn người dân nhưng chưa được nhiều do dịch Covid-19, trong khi họ lại là đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất. Do đó, việc đầu tiên cần khắc phục trong năm 2022 là phải phỏng vấn và lấy nhận xét của người dân về công tác PCTT. Cùng với đánh giá ý kiến của người dân thông qua bộ chỉ số thì người dân cũng cần hiểu được những tiêu chí cơ bản và biết mình cần phải làm gì khi tham gia PCTT để thực hiện tốt, nhất là kỹ năng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTT trong thời gian tới.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập