Đồng bằng sông Cửu Long: Sạt lở bủa vây
13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có tới 558 vị trí sạt lở bờ sông với chiều dài hơn 740 km. Trong đó, 81 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 137 vị trí sạt lở nguy hiểm. An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu là những điểm nóng về sạt lở với phạm vi, tốc độ sạt lở mạnh.
Sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL không còn là câu chuyện mới nhưng diễn biến ngày càng phức tạp, lan rộng và gia tăng.
Tại TP Cần Thơ từ đầu năm đến nay cũng xảy ra hơn 30 vụ sạt lở, làm bị thương 2 người, sạt hoàn toàn 8 căn nhà, sạt một phần và ảnh hưởng nghiêm trọng 19 căn nhà, tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở là 1.976m.
Cách đây chưa lâu, 7 căn nhà thuộc ấp Mỹ Phước (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền) cũng bất ngờ nứt toác, chìm xuống sông Cần Thơ. Thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 10 tỷ đồng. Bà Đỗ Thị Hồng, 57 tuổi kể: Khoảng 2 giờ sáng, con gái tôi nghe tiếng kêu răng rắc ngoài cửa, nền nhà rung mạnh nên đánh thức cả nhà. Lúc này tôi kiểm tra thì thấy tường nhà nứt nên hô hoán, cả nhà chạy. Chúng tôi vừa thoát ra khỏi nhà thì nó đổ sụp xuống sông.
Còn tại Vĩnh Long, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 95 điểm sạt lở, làm mất 3.071m bờ sông, ước thiệt hại hơn 8,4 tỷ đồng. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, sạt lở bờ sông diễn ra ngày càng nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản, diện tích đất bị mất ngày càng tăng.
Thống kê của ngành chức năng tỉnh Cà Mau từ đầu năm tới nay cũng cho thấy, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 200 vụ sạt lở đất ven sông, cao gần gấp hai lần số vụ so với bình quân của những năm liền kề trước đó, làm hư hỏng nặng 78 nhà dân cùng nhiều công trình hạ tầng do Nhà nước đầu tư, tổng thiệt hại hơn 14 tỷ đồng. Nặng nhất là địa bàn huyện Ðầm Dơi với 145 vụ, làm hư hỏng và thiệt hại 36 nhà dân, 12 cống xổ tôm, 265m kè bê tông, hơn 2,3 km lộ bê-tông, 180m lộ nhựa, ba cây cầu nông thôn…, tổng thiệt hại ban đầu ước tính gần 11 tỷ đồng.
Những con số ghi nhận số vụ sạt lở ngày càng gia tăng mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Vậy nguyên nhân vì sao sạt lở gia tăng? Ông Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia độc lập về môi trường sinh thái ĐBSCL, cho biết, một dòng sông tự nhiên không đứng yên mà luôn tiến hóa dịch chuyển qua lại, sạt bên này bồi bên kia rồi sau đó có thể quay lại bồi bên này sạt bên kia. Trong quá khứ, khi mỗi năm sông Mekong miệt mài mang về khoảng 160 triệu tấn bùn và 30 triệu tấn cát thì sạt lở-bồi đắp là tự nhiên và bồi đắp luôn nhiều hơn sạt lở. Kết quả là đồng bằng luôn nở ra tiến về phía biển Đông khoảng 16m/năm, về hướng Mũi Cà Mau 26m/năm trong 6000 năm bồi đắp.
Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1990, khi các đập thủy điện dần xuất hiện trong lưu vực Mekong, bùn cát về ĐBSCL bắt đầu giảm, sạt lở bắt đầu gia tăng. Đến năm 2005 có thể xem là thời điểm ngưỡng khi tốc độ sạt lở đuổi kịp tốc độ bồi đắp. Sau năm 2005 đến nay, sạt lở gia tăng dữ dội, bồi đắp sụt giảm mạnh nên đồng bằng bị teo tóp lại.
Cũng theo ông Thiện, mô hình của Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) cho biết đến 2020, lượng bùn hàng năm sông Mekong tải về trong mùa lũ chỉ còn khoảng 49 triệu tấn/năm, so với 160 triệu tấn trước đây thì chỉ còn 1/3. Nếu tất cả các đập trong lưu vực Mekong được xây dựng trên dòng chính và dòng nhánh (khoảng 140 đập) thì 96% lượng bùn sẽ bị giữ lại, chỉ còn 4% về đồng bằng.
Ông Phan Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, gần đây UBND tỉnh tiếp tục cập nhật và trình xin Trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 957 ngày 6/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Ðề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, với tổng nhu cầu vốn hơn 13.000 tỷ đồng (bao gồm luôn nguồn vốn ODA). Trong đó, tổng kinh phí hỗ trợ để triển khai các phần việc liên quan đến phòng chống sạt lở bờ sông là hơn 9.000 tỷ đồng.
“Khi có nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh ưu tiên triển khai các công trình cấp thiết cho hơn 47km chiều dài sạt lở ven sông tại các vị trí đặc biệt nguy hiểm nhằm bảo vệ dân cư và hạ tầng bên trong do Nhà nước đầu tư, đồng thời xúc tiến thêm 8 khu tái định cư để di dời gần 1.400 hộ dân đang sinh sống trong các khu vực sạt lở vào nơi an toàn” - ông Vũ thông tin thêm.
Ông Lai Thanh Ẩn - Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ năm 2015 đến tháng 8/2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 35 trường hợp sạt lở. Các đợt sạt lở đã làm thiệt hại 71 căn nhà, bị ảnh hưởng 119 căn nhà (xuất hiện các vết nứt), uớc tính thiệt hại do các đợt sạt lở gây ra gần 23 tỷ đồng.
Tin bài cùng sự kiện
-
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tôn vinh điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” (06/05/2025)
-
Phương tiện CC&CNCH cơ giới của Lực lượng phòng vệ dân sự SINGAPORE (SCDF) (06/05/2025)
-
BẢN TIN DỰ BÁO DÒNG CHẢY 10 NGÀY TỚI (TỪ NGÀY 06/05 ĐẾN NGÀY 15/05/2025) (06/05/2025)
-
Thành phố Huế chỉ đạo hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025 (06/05/2025)
-
Giông lốc khiến một người bị thương, 71 ngôi nhà tốc mái tại tỉnh Yên Bái (06/05/2025)
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 05/5/2025 (06/05/2025)
-
TIN DỰ BÁO NẮNG NÓNG Ở KHU VỰC BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ (05/05/2025)
-
Lạng Sơn: An cư nơi vùng sạt lở (05/05/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tôn vinh điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” (06/05/2025)
-
Phương tiện CC&CNCH cơ giới của Lực lượng phòng vệ dân sự SINGAPORE (SCDF) (06/05/2025)
-
BẢN TIN DỰ BÁO DÒNG CHẢY 10 NGÀY TỚI (TỪ NGÀY 06/05 ĐẾN NGÀY 15/05/2025) (06/05/2025)
-
Thành phố Huế chỉ đạo hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025 (06/05/2025)
-
Giông lốc khiến một người bị thương, 71 ngôi nhà tốc mái tại tỉnh Yên Bái (06/05/2025)
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 05/5/2025 (06/05/2025)
-
TIN DỰ BÁO NẮNG NÓNG Ở KHU VỰC BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ (05/05/2025)
-
Lạng Sơn: An cư nơi vùng sạt lở (05/05/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
