Đề nghị các bộ ngành, các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP và Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ.
Chiều 9/7, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai trong đợt lũ quét cuối tháng 6/2018 tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước xảy ra 14 loại hình thiên tai khiến 75 người chết và mất tích. Trong đó, tính riêng đợt mưa lũ cuối tháng 6/2018 xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã khiến 33 người chết và mất tích. 509 nhà dân bị sập, đổ; 14.525 nhà dân bị hư hỏng, ngập nước. Khoảng 16.100ha cây trồng bị ngập, hư hỏng, cùng 26.000 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Bên cạnh đó là gần 9km đê dưới cấp IV, kênh mương thủy lợi bị sạt trượt… Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 869 tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường bày tỏ: Chưa năm nào thời tiết có mưa lớn diện rộng, dồn dập và tập trung tại khu vực miền núi phía Bắc như tháng 6 năm nay. Điều này cho thấy sự bất bình thường trong diễn biến thiên tai hiện nay. Để chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai những tháng cuối năm 2018, Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Xuân Cường đề nghị các bộ ngành, các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP và Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai, Ủy viên thường trực, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai ông Trần Quang Hoài cho biết: liên quan tới thiệt hại nặng nề do mưa lớn, lũ quét xảy ra cuối tháng 6/2018 vừa qua nguyên nhân là do mưa lớn kéo dài trên diện rộng (bao gồm cả lưu vực ngoài lãnh thổ Việt Nam), cùng với địa hình dốc, chia cắt mạnh, trong khi, độ che phủ rừng đầu nguồn suy giảm, tù đó gây ra lũ trên các sông, suối dẫn đến ngập lụt nhiều khu vực.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Ủy viên thường trực, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về PCTT ông Trần Quang Hoài phát biểu tạo Hội nghị
Nhận định, từ nay tới cuối năm 2018, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Hoàng Đức Cường cho hay sẽ có khoảng 8 - 10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới biển Đông, trong đó, có 4 - 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) trong các tháng 7, 8 và 12 xấp xỉ trung bình nhiều năm. Các tháng 10, 11 xấp xỉ thấp hơn trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ lớn nhất năm 2018 ở thượng lưu hệ thống sông Hồng có khả năng ở mức báo động 2 - 3; riêng tại Hà Nội, đỉnh lũ lớn nhất thấp hơn báo động 1. Diễn biến thời tiết, thiên tai thời gian tới nhìn chung còn nhiều phức tạp.
Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt đối với lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi, các đại biểu tham gia hội nghị cho rằng, cần thiết phải củng cố lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, nhất là tại các thôn, bản; tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức, kỹ năng của cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, truyền tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai…
Ông Lê Trọng Quảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại, mưa lớn; Đặc biệt, trong 04 ngày 24 đến 28 tháng 6, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-25 độ vĩ Bắc kết hợp với xoáy thấp phát triển lên đến độ cao 5000m, tỉnh Lai Châu đã có mưa to đến rất to, kéo dài liên tục. Tổng lượng mưa lớn nhất đo được trong 36 giờ từ ngày 24/6 đến 26/6 tại một số trạm như sau: Trạm Nậm Giàng: 463mm; trạm Căn Co: 439,1mm; trạm Nậm Tăm: 314mm; trạm Nà Hừ: 323mm…. Mưa lớn liên tục và kéo dài gây lũ quét, sạt lở đất đá, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Uớc tổng giá trị thiệt hại toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2018 là trên 435 tỷ đồng.
Ông Lê Trọng Quảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai cho biết: Lao Cai là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, thường chịu ảnh hưởng bởi 16/19 loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, sét đánh, giông lốc, băng giá, mưa đá, hạn hán; cùng với đó trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều công trình, dự án xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội, công trình du lịch, công trường khai thác mỏ, công trình thủy điện, khu vực khai thác, chế biến khoáng sản có quy mô lớn làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai ngày càng nhiều... Qua tổng hợp, từ năm 2011 đến nay, thiên tai đã làm chết 60 người; bị thương 104 người; ngoài ra làm thiệt hại lúa, hoa màu và hạ tầng nông thôn. Ước tổng thiệt hại kinh tế về thiên tai gây ra hàng năm chiếm từ 1 – 1,5 % GDP toàn tỉnh (600 - 700 tỷ/năm). Trong 6 tháng đầu năm 2018 thiên tai gây thiệt hại trên 100 tỷ đồng (không có thiệt hại về người).
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai phát biểu tại Hội nghị
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban truyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT đã tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ chủ trì để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai năm 2017. Hội nghị cũng đã xác định phương hướng dài hạn cho công tác phòng chống thiên tai. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh diễn biến thời tiết trong những tháng đầu năm 2018 rất phức tạp. Chưa năm nào mưa lớn diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc như năm nay, đặc biệt là ở các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Bắc Cạn. Đối với đợt mưa lũ này, sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương và địa phương, đặc biệt là trực tiếp các đồng chí Lãnh đạo Chính phủ, Ban Chỉ đạo, UBND Tỉnh và các Bộ, ngành trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó có công tác cứu chữa người bị thương, tìm kiếm người mất tích và thăm hỏi gia đình bị thiệt hại đóng vai trò quan trọng và mang lại hiệu quả, giúp hạn chế được những thiệt hại đáng tiếc.
Bộ trưởng, trưởng Ban Nguyễn Xuân Cường chụp ảnh lưu niệm cùng thành viên và tổ giúp giúp việc của Ban Chỉ đạo TW về PCTT
Toàn cảnh Hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết năm 2018, dự báo tình hình thời tiết có nhiều dị thường nên cần nhận dạng sớm các hiện tượng thời tiết này để tránh xảy ra thảm họa. 83 hồ chứa cần được tập trung duy tu, sửa chữa. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về phòng chống thiên tai của các tỉnh cần được duy trì để chủ động ứng phó với thiên tai. Để sẵn sàng chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, 6 tháng cuối năm 2018 Ban chỉ đạo TW về PCTT cần tập trung triển khai Nghị quyết 76/NQ-CP, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ được cụ thể hóa trong kế hoạch công tác năm 2018 của Ban chỉ đạo.
Tin bài cùng sự kiện
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.