Đắk Lắk: Chủ động ứng phó trước nắng hạn

Ngày đăng: 16/04/2024

(TN&MT) - Hồ hết nước, suối cạn dòng, cây trồng bị khô lá… là những cụm từ được nhắc đến nhiều ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Để hạn chế tối đa những thiệt hại do nắng hạn gây ra, người dân và chính quyền cũng như các đơn vị liên quan đang nỗ lực tìm các phương án chủ động chống hạn, bảo vệ cây trồng.

11.jpg
Hệ thống mương thuỷ lợi được đầu tư phục vụ cho người dân tưới tiêu

Điều tiết nước phù hợp

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, khu vực đầu nguồn sông, suối thuộc các huyện Krông Bông, Ea H’leo, CưM’gar, Buôn Đôn, Ea Súp khả năng bị cạn kiệt, xuất hiện tình trạng hạn hán ở một số địa phương gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, tại huyện Ea Súp có diện tích cây trồng hơn 8.400 ha, trong đó chủ yếu là cây lúa nước. Nơi đây thời tiết khắc nghiệt, một năm có 8 - 9 tháng là khô hạn. Vì vậy, để chủ động phòng chống hạn trên cây trồng, địa phương đã xây dựng các phương án để đảm bảo nguồn cung cấp nước. Trong đó phải kể đến việc hoàn thiện, rà soát kiểm tra các công trình thuỷ lợi, chủ động khai thông nguồn nước các kênh thuỷ lợi tạo nguồn, thuỷ lợi nội đồng.

Ông Đoàn Văn Long trú ở xã Ia R'vê, huyện Ea Súp cho biết, gia đình trồng hơn 4 sào ruộng và mỗi năm cũng chỉ canh tác được một vụ vì nguồn nước ở đây khan hiếm lắm. Tuy nhiên, sau khi được nhà nước đầu tư hệ thống kênh mương với chiều dài hơn 300km đã giúp cho nhiều hộ dân như gia đình ông Long canh tác được 2-3 vụ lúa/năm. “Từ ngày trồng lúa ở đây, tôi chưa bao giờ nghỉ đến việc canh tác được qua 1 vụ/năm nhưng được sự quan tâm đầu tư hệ thống thuỷ lợi dẫn nước thì gia đình tôi năm nào cũng làm được 2 vụ có năm được 3 vụ”, ông Long phấn khởi.

3.jpg
Ngành chức năng kiểm tra hệ thống thuỷ lợi trước mùa khô hạn

Theo ông Nguyễn Bá Bân, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ea Súp, năm nay hạn hán khốc liệt hơn mọi năm nên việc điều tiết nước sao cho phù hợp là vấn đề cực kỳ quan trọng và cấp bách hiện nay ở các xã. Hiện tại, hồ chưa Ea Súp Thượng đang cung cấp nước tưới cho các xã như Ia R’vê, Cư Kbang… đang có dấu hiệu giám cao trình mặt nước so với cùng kỳ năm ngoái. “Tính đến thời điểm này, nguồn nước đang đủ phục vụ cho vụ cho bà con nhưng nếu bước sang đầu tháng 5 thời tiết không mưa thì nguy cơ thiếu nước là rất cao. Do đó, chúng tôi hằng tuần cùng các địa phương cập nhật, báo cáo tình hình khô hạn về huyện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời”, ông Bân chia sẻ.

22.jpg
Chủ động điều tiết nước ở các hệ thống sống, suối để đảm bảo nguồn nước cho người dân

Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp

Theo báo cáo mới nhất từ ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, hiện tại, tình hình nắng hạn ở các địa phương của tỉnh vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ kéo dài. Do đó, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cho ngành Nông nghiệp cần chú trọng công tác điều tiết nước, hỗ trợ, định hướng người dân canh tác cây trồng phù hợp để tránh rui ro từ nắng hạn.

Trong đó, đề nghị chính quyền các địa phương, đơn vị liên quan chú trọng phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, tăng cường quản lý, điều tiết, bảo vệ nguồn nước; tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày, chịu hạn...

Theo ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, đối với giải pháp công trình cần nâng cao ngưỡng tràn để tăng dung tích trữ các hồ chứa; nạo vét, sửa chữa hệ thống kênh mương, đảm bảo dẫn nước hiệu quả; đắp đập tạm giữ nước; lắp đặt trạm bơm dã chiến để khai thác nước sông, suối và dung tích chết của hồ chứa; khoan giếng khai thác nước ngầm; điều tiết chuyển nguồn nước từ công trình dư thừa hỗ trợ công trình bị thiếu nước; đầu tư xây dựng mới công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt.

Vụ đông xuân 2023-2024, toàn tỉnh Đắk Lắk gieo trồng được 62.981 ha cây trồng ngắn ngày các loại, trong đó có 40.000 ha lúa nước. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 213.000 ha cà-phê, 27.720 ha điều, 32.820 ha hồ tiêu và 43.324 ha cây ăn quả… nên nhu cầu nước tưới là rất lớn. Trong khi đó, hiện nay toàn tỉnh có 858 công trình thủy lợi, gồm 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm phục vụ nước tưới cho hơn 262.339 ha cây trồng, trong đó diện tích tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi là 151.616 ha, diện tích còn lại khai thác nguồn nước mặt sông, suối, ao hồ và nước ngầm để tưới...

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập