Đà Nẵng: Xây dựng kịch bản ứng phó 7 loại hình thiên tai năm 2024
Chiều ngày 2/7, UBNDTP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị chuyên đề phổ biến, quán triệt các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.
Hội nghị có sự tham gia của đại diện các sở, Công an, Bộ đội Biên phòng… và các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Tại hội nghị, UBND TP Đà Nẵng đã đưa ra nhiều kịch bản về 7 loại hình thiên tai chính chủ yếu như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn gây ngập lụt đô thị, vỡ hồ chứa và sóng thần.
Theo ông Võ Tấn Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, gần đây, một số trận mưa có tính chất cực đoan, cường độ mưa rất lớn nhưng tập trung trong khoảng thời gian rất ngắn (khoảng từ 20-30 phút), dẫn đến hệ thống cống thoát nước không thể chuyển tải kịp thời về các trạm bơm chống ngập hoặc cửa xả, gây ngập úng nghiêm trọng. Vì vậy, công tác nạo vét phải làm sớm trước mùa mưa.
Để chủ động hơn, đơn vị bắt đầu đi rà soát cho thấy, các cống hầu như bị bít kín với nhiều lý do như hộ dân sinh hoạt đổ thức ăn, mỡ thừa vào cống; rải thải mỗi ngày... Việc nạo vét, khơi thông cần phải làm thường xuyên.
“Sở Xây dựng chỉ đạo hằng quý phải làm một lần, tuy nhiên cần có kinh phí để duy trì việc tổ chức tuần tra, rà soát được thường xuyên để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cần được tăng cường. Điển hình mỗi người dân thường xuyên khơi thông nạo vét khu vực xung quanh nhà ở, góp phần vào việc chống ngập úng cho khu vực. Ngoài ra, địa phương tổ chức công trình trọng điểm về thoát nước để giúp khơi thông kịp thời vào mùa mưa”, ông Hà chia sẻ.
Trong khi đó, ông Hoàng Thanh Hòa, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, ứng phó phòng chống thiên tai năm 2024, địa phương đã xây dựng 5 phương án ứng phó với thiên tai. Trong đó, địa phương tập trung phương án ứng phó bão và ngập úng, lũ. Đến nay, quận Liên Chiểu tập trung rà soát có 75 công trình sơ tán tập trung người dân khi xảy ra bão; Phương án sơ tán lớn nhất là ứng phó bão cấp 12-13 là sơ tán 21.000 dân (chiếm 10% dân số của quận Liên Chiểu). Đối phương án ứng phó ngập úng, lũ, quận triển khai chủ yếu ở phường Hòa Khánh Nam có 4.100 dân (tương đương ½ dân của quận Liên Chiểu, tập trung đường Mẹ Suốt đổ ra đường Hoàng Văn Thái).
Năm 2024, quận Liên Chiểu sẽ tổ chức nạo vét trong khu dân cư, cống thoát nước; cắt tỉa cây xanh thực hiện trước mùa mưa bão, vận động dân ứng phó tháo dỡ cửa che đậy thu nước trước cửa nhà; rà soát các công trình sơ tán để đảm bảo an toàn.
“Đề nghị TP Đà Nẵng đẩy nhanh dự án cao độ nền và thoát nước mưa đặc biệt ở tuyến quan trọng như Hồ Qúy Ly- Phùng Hưng- Nguyễn Tất Thành; tuyến hồ Phước Lý- Hoàng Văn Thái- kênh Phú Lộc…; đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở khu vực Hòa Khánh Nam. Cơ quan khí tượng thủy văn phải dự báo chính xác thời gian và lượng mưa, thời điểm xảy ra để địa phương chủ động sơ tán dân. Dự báo chính xác thì chỉ trước khoảng 3 tiếng, chúng tôi khó di dời kịp. Sở Xây dựng sớm xây dựng bản đồ ngập úng đô thị, ngập ở vị trí nào, ở đâu, bao nhiêu mét để địa phương có cơ sở ứng phó”, ông Hòa chia sẻ
Tại hội nghị, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị, các ngành, địa phương chủ động phương án phòng chống bão lụt theo kịch bản. Trước mắt, các đơn vị, địa phương tập trung nạo vét cống thoát nước, hồ điều tiết, ưu tiên các hồ trong sân bay; thường xuyên vệ sinh, khơi thông các cửa thoát nước hoàn thành trước 31/8 năm nay. Các Ban quản lý dự án, đơn vị thi công gấp rút đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án thoát nước đang thi công dở dang. Sở Giao thông Vận tải lập phương án bảo vệ an ninh, an toàn giao thông, chốt chặn các tuyến đường và khu vực nguy hiểm do thiên tai gây ra; Sở Tài nguyên và Môi trường tổng dọn vệ sinh…
“Các địa phương rà soát cụ thể từng khu vực dân cư thấp trũng và chuẩn bị các máy bơm di động để bơm các vị trí ngập úng cục bộ; bố trí nhân công trực thường xuyên tại các vị trí ngập úng, khi đang xảy ra mưa để kịp thời khơi thông cửa thu nước. Các đơn vị lưu ý công tác giám sát, thanh toán khối lượng bùn nạo vét cũng như cắt tỉa cây xanh để có sự đối chiếu”, ông Chinh nói.
Tin bài cùng sự kiện
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.