Công bố báo cáo về rủi ro biến đổi khí hậu
Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam… và các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà tài trợ quốc tế trong và ngoài nước.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh: Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng cao thêm 1m, ước tính khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập, riêng thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ bị ngập đến 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất có thể lên tới 10% GDP.
Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đồng thời đã sớm phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai...
Theo Bộ trưởng, trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan, các loại thiên tai ở Việt Nam đã có những diễn biến phức tạp, khôn lường. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT đã xây dựng, cập nhật, chi tiết hóa và công bố các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào các năm 2009 và 2012. Các kịch bản này được xây dựng trên cơ sở các phương pháp xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và các kết quả do Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu công bố. Đây là thông tin quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong quá trình xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Những thông tin về cực trị khí hậu, thiên tai cùng với các kịch bản đã được xây dựng, công bố sẽ giúp Việt Nam chủ động thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Trên cơ sở báo cáo đặc biệt mà IPCC công bố, Bộ trưởng đề nghị các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với các nhà khoa học quốc tế cụ thể hóa báo cáo về cực trị khí hậu và thiên tai cho Việt Nam để phục vụ tốt cho việc hoạch định chính sách, xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, vùng và các địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Các kết quả cụ thể hóa cho Việt Nam đồng thời sẽ góp phần hoàn thiện thêm cho báo cáo của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu. Nhân dịp này, tôi đề nghị Ngài Pa-chau-ri quan tâm và tạo điều kiện để các nhà khoa học của Việt Nam được tham gia, đóng góp vào việc xây dựng các báo cáo của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Theo báo cáo của IPCC, biến đổi khí hậu sẽ gây ra các xu hướng khí hậu cực đoàn trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Các xu hướng mà báo cáo đưa ra khá phù hợp với các nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.
Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu của Việt Nam đã xuất hiện là nhiệt độ mua đông tăng nhanh hơn so với mùa hè; nhiệt độ sâu trong đất liền tăng nhanh hơn so với nhiệt độ vùng biển, đảo; lượng mưa giảm về mùa khô và tăng vào mùa mưa…
PGS. TS. Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết, các xu thế của các cực trị khí hậu, thiên tai sẽ xuất hiện ở Việt Nam, như mưa phùn giảm rõ rệt, không khí lạnh ở Bắc Bộ giảm, rét đậm, rét hại giảm nhưng lại tồn tại những đợt rét dị thường. Ngoài ra, nắng nóng tăng ở Trung và Nam Bộ; mưa trái mua và mưa lớn dị thường thường xuyên hơn. El Nino và La Nina tác động mạnh đến thời tiết, khí hậu Việt Nam… Từ các yếu tố đó dẫn tới lũ lụt và hạn hạn mạnh khắc nghiệt hơn, bão bất thường và không theo quy luật. Đó là những thách thức cho công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Báo cáo của IPCC đưa ra một mô hình ứng phó đó là lồng ghép quản lý rủi ro thảm họa, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, với một số yếu tố quan trọng. Đó là: Điều hòa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; lồng ghép quản lý rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu vào phát triển kinh tế; phối hợp linh hoạt giữa các ngành; xác định và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của các tổn thương; cam kết lâu dài với quản lý rủi ro… Việc quản lý rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau, cấp địa phương, quốc gia và quốc tế./.
Tin bài cùng chuyên mục
- Tập trung tìm kiếm 5 học sinh mất tích do đuối nước tại xã Hiền Quan (19/11/2024)
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chỉ đạo công tác tìm kiếm 4 học sinh mất tích tại xã Hiền Quan (19/11/2024)
- Quảng Bình: Chủ động ứng phó với bão số 9 (19/11/2024)
- Sụt lún đất tại Mai Sơn (Sơn La): Khẩn trương lập phương án bố trí, sắp xếp dân cư (19/11/2024)
- Bão Man-Yi giảm cấp khi vào biển Đông (19/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 19/11: Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ mưa vài nơi (19/11/2024)
- Thanh Hóa: Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai (19/11/2024)
- Philippines ứng phó với bão Manyi (19/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.