Chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Ngày đăng: 27/09/2023

Ngày 24/9/2023, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) có Công điện số 06/CĐ-V01 gửi Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (Ban Chỉ huy ƯPT) Công an các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Truyền thông Công an nhân dân; Ban Chỉ huy ƯPT Công an các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ về việc chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.

Nội dung Công điện nêu rõ:

Chiều ngày 24/9, vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới; hồi 13h ngày 24/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10km/h. Dự báo: Đến 13h00 ngày 25/9, áp thấp nhiệt đới cách Quảng Ngãi khoảng 170km, cách Đà Nẵng khoảng 230km, mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; 13h00 ngày 26/9, áp thấp nhiệt đới trên đất liền khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mạnh cấp 6, giật cấp 8. Từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.

Với yêu cầu chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) đề nghị Ban Chỉ huy ƯPT Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Căn cứ thực tế tình hình diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, Công an các đơn vị, địa phương cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức nắm tình hình liên quan đến thiên tai để kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm. Làm tốt công tác “4 tại chỗ”, chủ động các phương án: (1) Phương án phòng, chống thiên tai trong cơ quan, đơn vị Công an; (2) Bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân; (3) Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3. Đối với khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên: Phối hợp chặt chẽ với các ngành, lực lượng tại cơ sở: (1) Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên các đảo và lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; (2) Đảm bảo an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công dở dang; (3) Kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tầu thuyền tại các khu neo đậu, tránh trú đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội; (4) Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

4. Đối với khu vực đất liền Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: Phối hợp chặt chẽ với các ngành, lực lượng tại cơ sở: (1) Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất; (2) Huy động lực lượng, phương tiện của Công an địa phương, Công an xã và các đơn vị của Bộ đứng chân trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả sau thiên tai, triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp; (3) Bảo đảm an ninh, trật tự, bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng, cắm biển cảnh báo, bảo đảm an toàn giao thông, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; (4) Tập trung nắm, trao đổi, phối hợp triển khai các biện pháp công tác đảm bảo an toàn hồ đập, công trình có dự án trọng điểm, quan trọng liên quan an ninh quốc gia, nhất là các công trình có khả năng tác động, ảnh hưởng lớn khi xảy ra sự cố, kịp thời bổ sung các phương án ứng phó trong tình huống khẩn cấp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

5. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó thiên tai. Kịp thời thông tin về tình hình và hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Đảm bảo công tác trực ban, trực chỉ huy, quân số sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống thiên tai. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về Văn phòng Bộ (SĐT: 069.2341042, 0913.555.323)./.

 

Ban Biên tập
  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập