Châu Á chìm trong nắng nóng khắc nghiệt
(TN&MT) - Hàng loạt quốc gia tại châu Á đang trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt, làm tăng nguy cơ thiếu nước, thiệt hại mùa màng, đẩy giá lương thực tăng cao và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Cơ quan thời tiết nhà nước Ấn Độ vừa cho biết, quốc gia này có thể sẽ trải qua nhiều ngày nắng nóng hơn bình thường trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cản trở nỗ lực của chính phủ nhằm giảm lạm phát lương thực.
Ấn Độ là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới. Đợt nắng nóng năm thứ 3 liên tiếp có thể làm giảm sản lượng lúa mì, hạt cải dầu và đậu xanh, đồng thời đẩy nhu cầu điện lên cao hơn nguồn cung trong mùa hè.
Ông Mrutyunjay Mohapatra, Tổng Giám đốc Cục Khí tượng Ấn Độ cho biết trong cuộc họp báo ở New Delhi rằng các đợt nắng nóng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 dự kiến sẽ kéo dài từ 10 đến 20 ngày ở các khu vực khác nhau, so với mức bình thường là 4 đến 8 ngày.
Hơn nữa, vào tháng 4, tháng quan trọng để cây trồng vụ đông sắp chín, nhiệt độ tối đa có thể cao hơn mức bình thường ở hầu hết các vùng trên cả nước. Hầu hết lúa mì được thu hoạch trong thời kỳ này là ở bang Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ, trong khi ở các bang phía Bắc, vụ mùa đang trong giai đoạn hình thành hạt và việc thu hoạch diễn ra muộn hơn. Năm 2022, một đợt nắng nóng đã làm giảm sản lượng lúa mì của Ấn Độ, buộc nước này phải cấm xuất khẩu.
Thời tiết khắc nghiệt cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử quốc hội Ấn Độ, được tổ chức trong gần 7 tuần kể từ ngày 19/4. Gần một tỷ người đủ điều kiện bỏ phiếu và chiến dịch bầu cử đã bắt đầu. Ông Kiren Rijiju, Bộ trưởng Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ cho biết, cử tri sẽ phải đối mặt với các đợt nắng nóng và sẽ cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo những khuyến nghị khác nhau đã được ban hành.
Một quan chức chính phủ cho biết nhu cầu điện thường tăng đột biến trong mùa hè và để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn, lịch trình bảo trì của các trạm phát điện đã được hoãn lại hoặc đã hoàn thành. Bên cạnh đó, Bộ Điện lực Ấn Độ đã yêu cầu Tập đoàn Nhiệt điện Quốc gia đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt bổ sung trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến.
Không chỉ ở Ấn Độ, nắng nóng khắc nghiệt còn bao trùm khắp Thái Lan. Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Thái Lan đã đón tháng 4 với nhiệt độ lên tới 42 độ C. Một số địa phương, trong đó có có thủ đô Bangkok, nhiệt độ cao nhất trong ngày 1/4 dao động từ 38 đến 42 độ C.
Đáng chú ý, tờ The Bangkok Post đưa tin, ngày 1/4, hầu hết các tỉnh miền Bắc Thái Lan còn có chỉ số bụi mịn PM2.5 ở mức cao nguy hiểm. Trong đó, Chiang Mai được đánh giá là thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới vào sáng cùng ngày.
Trước tình hình trên, ông Seree Suparathit, Giám đốc Trung tâm Biến đổi khí hậu và thiên tai - Đại học Rangsit (Thái Lan) cảnh báo, nếu Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu không được thực thi hiệu quả, Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi nắng nóng so với các khu vực khác. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, Thái Lan có thể phải đối mặt với thời tiết cực kỳ nóng bức lên đến 220 ngày mỗi năm trong khoảng 20 năm nữa.
Tại Malaysia, các nhà chức trách cũng đang triển khai các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với đợt nắng nóng ngày càng tồi tệ sau khi nhiệt độ nhiều khu vực lên tới gần 40 độ C, đe dọa sức khỏe người dân và năng suất cây trồng.
Trang Bloomberg cho biết, Cục Khí tượng Malaysia dự báo thời tiết khô nóng hiện nay sẽ kéo dài đến giữa tháng 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường Malaysia đang sử dụng máy bay không người lái để giám sát các vùng đất than bùn dễ bắt lửa và theo dõi mực nước đang giảm dần trong các con đập. Chính phủ nước này cũng tìm cách bảo vệ công nhân xây dựng làm việc nhiều giờ dưới nắng nóng.
Nắng nóng cũng đang xảy ra tại Philippines, khi nhiều thành phố như Bago, Iloilo, Bacolod, Silay… đã phải cho học sinh một số cấp lớp nghỉ hoặc học trực tuyến trong ngày 1 và 2/4. Theo Cục Quản lý thiên văn, địa vật lý và khí quyển Philippines (PAGASA), 4 khu vực ở nước này đang hứng chịu nhiệt độ nguy hiểm (có thể dao động từ 42 đến 51 độ C).
Người dân Indonesia cũng đang chật vật đối mặt với tác động tiêu cực của thời tiết khô nóng, trong đó có tình trạng thiếu hụt gạo khiến giá tăng cao. Năm 2023, thời tiết tương đối nóng do hiện tượng El Nino và mùa khô kéo dài tại một số vùng ở Indonesia khiến sản lượng lúa gạo giảm 18%. Năm nay, Indonesia có khả năng bước vào mùa khô vào tháng tới và đã xuất hiện mối lo ngại về giá gạo có thể còn tăng.
Tin bài cùng sự kiện
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.