Cà Mau ứng phó sạt lở và bảo vệ bờ biển bằng đê trụ rỗng
“Giải pháp công trình chống sạt lở mang lại hiệu quả cao nhưng có suất đầu tư thấp là mục tiêu mà tỉnh Cà Mau luôn hướng tới” - ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho hay.
Cần giải pháp thiết thực
Với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình trạng sạt lở bờ biển từ Đông sang Tây ở Cà Mau đã ở mức báo động. Để bảo vệ tài nguyên và cuộc sống của hàng trăm ngàn hộ dân trước tác động của sạt lở, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên giải pháp hiệu quả, chi phí thấp…
Ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư tham quan nhà máy sản xuất đê trụ rỗng (KCN Khánh An, Cà Mau). Ảnh: TTXVN
Theo ông Nguyễn Cảnh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tại xã này, sạt lở ven biển đã lấy đi đất vuông tôm của hơn 100 hộ dân, ảnh hưởng kinh tế của người dân. Bắt đầu từ năm 2014, tại một số điểm, rừng phòng hộ đã bị sóng cuốn trôi, uy hiếp chân đê. Thời gian tới rất cần những giải pháp thiết thực, không chỉ hiệu quả mà còn phải rẻ để áp dụng trên diện rộng.
Trên thực tế, Cà Mau đã rất nỗ lực trong việc ứng phó với sạt lở ven sông, ven biển. Đã có nhiều giải pháp công trình được thực hiện như: Kè bằng cây gỗ địa phương, kè bằng rọ đá, kè chữ T, kè cọc bê tông ly tâm đá hộc, kè bê tông cốt phi kim…
Trong đó, hệ kè cọc bê tông ly tâm thả đá hộc thực tế đã thể hiện tính hiệu quả. Giải pháp này giảm sóng tương đối tốt, ổn định; tốc độ gây bồi nhanh. Tuy nhiên, công tác thi công cọc, dầm gằng, thả đá hộc phải thi công tại chỗ, quy trình thi công theo từng bước nối tiếp nên thời gian kéo dài, phụ thuộc vào thời tiết, bê tông dễ bị xâm thực. Ngoài ra, công trình khó di dời, tính linh động không cao.
Chính vì vậy, Cà Mau luôn đặt vấn đề nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp và công nghệ mới có hiệu quả. Trước nhu cầu này, giải pháp đê trụ rỗng đã được đề xuất.
Hiệu quả của đê trụ rỗng
Công trình kè cấp bách ứng dụng đê trụ rỗng bảo vệ tuyến đê biển Tây, đoạn Đá Bạc – Sào Lưới. Ảnh: CTV
Công nghệ đê trụ rỗng có được là kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mũi nhọn bảo vệ bờ sông, bờ biển của Viện Thủy Công, do TS Trần Văn Thái chủ trì.
Đê trụ rỗng là các cấu kiện có hình dạng nửa hình trụ rỗng đúc sẵn, trên mặt có các lỗ để tiêu sóng. Khi sóng lọt vào các lỗ rỗng có hướng tâm, nó bị xé ra pha trộn với không khí, bị nhiễu xã, triệt tiêu phần lớn năng lượng sóng. Các lỗ rỗng cho phép trao đổi phù sa và gây bồi rất nhanh. Năm 2016, Viện Thủy công đã phối hợp Công ty Cổ phần xây dựng công trình Hồng Lâm nghiên cứu triển khai thiết kế thi công thử nghiệm công nghệ đê trụ rỗng tại bờ biển Tây từ Vàm Đá Bạc đến Vàm Kinh Mới thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau). Đây là công trình đầu tiên thử nghiệm công nghệ đê trụ rỗng tại Việt Nam.
Qua 2 năm đưa vào sử dụng, với 3 cơn bão lớn đổ bộ vào vùng biển Tây Cà Mau, tuyến đê trụ rỗng vẫn ổn định chống chịu sóng gió, tiêu hao năng lượng sóng, phía trong đê đã gây bồi nâng bãi lên 1,2m, để cây mắm có thể bắt đầu tự mọc.
Từ công trình thử nghiệm tại Kênh Mới, nhóm nghiên cứu đã đánh giá, tổng kết và không ngừng cải tiến để hoàn thiện công nghệ. Đê trụ rỗng năm 2018 là loại ĐTR304F có chiều cao 304cm, rộng 450cm, có hai chân khay ngàm vào nền 50cm nên có thể bảo vệ bãi ở độ sâu đến - 1.4m, độ ổn định cao hơn.
Trong mùa mưa bão 2018 vừa qua, tỉnh Cà Mau đã ban bố lệnh khẩn cấp để bảo vệ đê biển, công nghệ đê trụ rỗng là một trong 3 giải pháp được lựa chọn áp dụng để bảo vệ những đoạn xung yếu.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, đê trụ rỗng là giải pháp có hiệu quả vượt trội ở các mặt: Khả năng tiêu giảm sóng cách bờ từ 100-150m vượt trội; sau tuyến kè, phù sa bồi lắng thành bãi với tốc độ gây bồi nhanh, khả năng tái sinh rừng sau 2 năm lắp đặt và có thể di dời đê trụ rỗng sang vị trí khác khi đã tạo bãi, khôi phục được rừng…
Tại một hội thảo về công trình đê trụ rỗng, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đánh giá giải pháp này đã mang lại hiệu quả bước đầu khá ấn tượng khi vừa giảm được sóng tác động lên đê, có khả năng gây bồi, giá thành lại khá rẻ.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, đê trụ rỗng là giải pháp có hiệu quả vượt trội ở các mặt: Khả năng tiêu giảm sóng cách bờ từ 100-150m vượt trội; sau tuyến kè, phù sa bồi lắng thành bãi với tốc độ gây bồi nhanh... |
Tin bài cùng sự kiện
-
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tôn vinh điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” (06/05/2025)
-
Phương tiện CC&CNCH cơ giới của Lực lượng phòng vệ dân sự SINGAPORE (SCDF) (06/05/2025)
-
BẢN TIN DỰ BÁO DÒNG CHẢY 10 NGÀY TỚI (TỪ NGÀY 06/05 ĐẾN NGÀY 15/05/2025) (06/05/2025)
-
Thành phố Huế chỉ đạo hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025 (06/05/2025)
-
Giông lốc khiến một người bị thương, 71 ngôi nhà tốc mái tại tỉnh Yên Bái (06/05/2025)
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 05/5/2025 (06/05/2025)
-
TIN DỰ BÁO NẮNG NÓNG Ở KHU VỰC BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ (05/05/2025)
-
Lạng Sơn: An cư nơi vùng sạt lở (05/05/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tôn vinh điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” (06/05/2025)
-
Phương tiện CC&CNCH cơ giới của Lực lượng phòng vệ dân sự SINGAPORE (SCDF) (06/05/2025)
-
BẢN TIN DỰ BÁO DÒNG CHẢY 10 NGÀY TỚI (TỪ NGÀY 06/05 ĐẾN NGÀY 15/05/2025) (06/05/2025)
-
Thành phố Huế chỉ đạo hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025 (06/05/2025)
-
Giông lốc khiến một người bị thương, 71 ngôi nhà tốc mái tại tỉnh Yên Bái (06/05/2025)
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 05/5/2025 (06/05/2025)
-
TIN DỰ BÁO NẮNG NÓNG Ở KHU VỰC BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ (05/05/2025)
-
Lạng Sơn: An cư nơi vùng sạt lở (05/05/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
