Bình Định triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán
Trước những dự báo về tình hình nắng hạn trên địa bàn trong thời gian đến, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2024.
Hơn 1.800 ha ngừng sản xuất do nắng hạn
Đến nay, tổng dung tích của 164 hồ chứa thủy lợi toàn tỉnh Bình Định còn được 489/683 triệu m3, đạt 71,7% dung tích thiết kế, bằng 71% cùng kỳ năm 2023 và có 22 hồ hiện đang cạn nước. Mặc dù còn 489 triệu m3 nước tại các hồ chứa nhưng dự báo lượng nước sẽ giảm nhanh do nhu cầu cấp nước gia tăng, lượng mưa tháng giảm và nắng nóng cao hơn so với trung bình nhiều năm. Qua theo dõi trung bình mỗi tuần lượng nước các hồ suy giảm hơn từ 14,5 đến 19,5 triệu m3/tuần và nguồn nước các hồ chứa vừa và nhỏ còn trữ rất thấp chỉ từ 20 - 40% dung tích thiết kế, nhiều hồ cạn nước.
Trong điều kiện dự báo nắng hạn vụ Hè Thu năm 2024, toàn tỉnh Bình Định dự kiến ngừng sản xuất 1.846 ha, bao gồm: 1.191 ha phải khoanh vùng dừng sản xuất do thiếu nước và 12 hồ chứa sửa chữa nâng cấp trong vụ phải tháo cạn nước để thi công với diện tích bị ảnh hưởng 655 ha. Cụ thể, đối với diện tích do Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định đảm nhận tưới trong vụ Hè Thu năm 2024, trong tổng số 35.829 ha diện tích canh tác trong hệ thống tưới của Công ty, qua cân đối nguồn nước các công trình đảm bảo tưới chắc 34.534 ha diện tích sản xuất, còn 1.295 ha phải khoanh vùng không sản xuất do thiếu nước ở 17 hồ chứa (ảnh hưởng 971 ha) và sửa chữa nâng cấp các hồ chứa theo kế hoạch dừng sản xuất (ảnh hưởng 324 ha).
Đối với diện tích tưới do các địa phương đảm nhận tưới, trong vụ Hè Thu có 9 hồ chứa do địa phương quản lý, khai thác được sửa chữa, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn đập; chỉ sản xuất vụ Đông Xuân, tháo cạn hồ để bàn giao xây dựng, không sản xuất Hè Thu là 331 ha. Qua kiểm tra thực trạng nguồn nước các địa phương thống nhất ngừng sản xuất vụ Hè Thu 550 ha, bao gồm: thị xã Hoài Nhơn 30 ha, huyện Hoài Ân 73 ha, Phù Mỹ 255 ha, Phù Cát 25 ha, Tây Sơn 146 ha.
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định dự báo, tháng 4 mưa thấp hơn từ 20 - 40% trung bình nhiều năm cùng kỳ, tháng 5 mưa thấp hơn từ 10 - 30% so với trung bình nhiều năm. Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 sẽ có mưa tiểu mãn trên diện rộng, từ tháng 6 đến tháng 8 mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm. Nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 8 phá biến cao hơn 0,5 - 1 độ C; giữa tháng 4 là nóng nhất, sau đó gia tăng về tần suất, cường độ và phạm vi ảnh hưởng. Mất nước do bốc hơi mặt ruộng, mặt đất, mặt nước sẽ tăng cao hơn so với bình thường, lượng nước cần cung cấp cho sinh hoạt, cây trồng, vật nuôi phải nhiều hơn.
Trong khi đó, từ tháng 4 đến tháng 5 mực nước trên các sông nhìn chung ít biến đổi đến dao động nhỏ và có xu thế giảm, riêng cuối tháng 5 mực nước trên các sông có dao động (mực nước trên các sông An Lão tại An Hòa, sông Kôn thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ; lượng dòng chảy trên sông An Lão tại An Hòa xấp xỉ đến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 18%).
Về cấp nước sinh hoạt, hiện trên địa bàn tỉnh có 131 công trình cấp nước tập trung vùng nông thôn cấp nước 94.423 hộ và 171.114 hộ sử dụng cấp nước nhỏ lẻ (giếng khoan, giếng đào). Những năm trước đây, các vùng thiếu nước sinh hoạt diện rộng đã được đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung quy mô vừa và lớn, giải quyết cơ bản nhu cầu. Những vùng có dân cư bị thiếu nước cục bộ thì hỗ trợ kinh phí đào giếng sâu thêm, hỗ trợ kinh phí khoan giếng. Những vùng đồng bào dân tộc vùng cao thuộc các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh thì làm các công trình nước tự chảy. Trường hợp nắng nóng và không có mưa tiểu mãn, thì có khoảng 6.069 hộ (24.276 người) nguy cơ thiếu nước sinh hoạt; cụ thể huyện Vân Canh: 2.061 hộ; Phù Mỹ: 1.695 hộ; Tây Sơn: 1.450 hộ; An Lão: 730 hộ; Tuy Phước 60 hộ; xã Phước Mỹ (thành phố Quy Nhơn): 73 hộ.
Triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó
Để chủ động đối phó tình hình hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra, đảm bảo đủ nước phục vụ nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang yêu cầu các đơn vị cấp nước thực hiện bảo trì các công trình cấp nước, bá sung nguồn nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của nhân dân trong những vùng thường xuyên thiếu nước mùa khô. Khôi phục, thái rửa các giếng khoan, đào sâu âm bộng các giếng đào đã được sử dụng chống hạn các năm trước để phục vụ cấp nước; Chở nước sạch từ các công trình cấp nước lân cận bằng xe chuyên dùng đến những vùng thiếu nước sinh hoạt. Tổ chức đấu nối nước vào hộ dân đối với những công trình đã xây dựng hoàn thành. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, không sử dụng nước sạch ngoài mục đích ăn uống, tắm giặt; tận dụng các nguồn nước từ các giếng đào, giếng khoan phục vụ cho mục đích khác. Chủ động bố trí ngân sách dự phòng địa phương để chống hạn.
Đối với sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đơn vị vận hành các hồ chứa nước lớn kiểm kê nguồn nước hàng ngày, các hồ chứa nước vừa và nhỏ kiểm kê hàng tuần; thực hiện việc tiết kiệm nước. Điều tiết nước hợp lý nguồn nước giữa khu tưới cao và khu tưới thấp; sử dụng nước có hiệu quả nguồn nước các công trình thủy điện; chuyển nước lưu vực sông Kôn và La Tinh, sông Kôn và Hà Thanh chủ động và kịp thời, Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi là doanh nghiệp nhà nước giữ nguồn nước chủ lực của tỉnh tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án, giải pháp cấp nước tưới vụ Hè Thu và vụ Mùa 2024.
Đồng thời, thực hiện hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lịch thời vụ, cơ cấu giống vụ Hè Thu năm 2024 phù hợp với điều kiện nguồn nước của từng địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa và chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ sang 2 vụ/năm ở những vùng có nguy cơ thiếu nước theo kế hoạch,…
Tin bài cùng sự kiện
- Bão nối bão, thời tiết xấu trên biển còn kéo dài (11/11/2024)
- Bão số 7 suy yếu nhanh, dự báo gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (11/11/2024)
- Thừa Thiên – Huế: Chủ động ứng phó với bão YINXING (11/11/2024)
- Nguy cơ sạt lở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy (11/11/2024)
- Biển Đông đón bão liên tiếp (11/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 10/11/2024 (11/11/2024)
- Công điện về chủ động ứng phó với diễn biến bão YINXING (10/11/2024)
- Mưa lớn gây ngập úng nhiều khu vực ở thành phố Thủ Dầu Một (10/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Bão nối bão, thời tiết xấu trên biển còn kéo dài (11/11/2024)
- Bão số 7 suy yếu nhanh, dự báo gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (11/11/2024)
- Thừa Thiên – Huế: Chủ động ứng phó với bão YINXING (11/11/2024)
- Nguy cơ sạt lở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy (11/11/2024)
- Biển Đông đón bão liên tiếp (11/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 10/11/2024 (11/11/2024)
- Công điện về chủ động ứng phó với diễn biến bão YINXING (10/11/2024)
- Mưa lớn gây ngập úng nhiều khu vực ở thành phố Thủ Dầu Một (10/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.