Biến đổi khí hậu: Những nguy cơ hiện hữu
Biến đổi khí hậu: Những nguy cơ hiện hữu
Cập nhật lúc :6:53 AM, 20/02/2012
Để hiểu khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH), trước hết có thể hiểu nôm na là sự thay đổi, biến đổi của thời tiết có liên quan đến nhiệt độ, hiện tượng mưa, nắng, bão, gió, độ ẩm...
Ví dụ, người ta vẫn biết rằng, khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và thay đổi theo mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều hơn; mùa đông mát, ít mưa và khô hơn. Thế nhưng, càng ngày, các đặc trưng khí hậu theo mùa không lặp lại đúng như trước kia và nhiệt độ tăng dần. Tại miền Nam trước kia không lạnh, song dần lại xuất hiện những đợt lạnh bất thường. Miền Bắc thời tiết nóng hơn, mùa hè kéo dài hơn, hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn…) xuất hiện nhiều hơn. Điển hình có thể kể tới đợt mưa trái mùa vào cuối tháng 10, đầu tháng 11.2008 ở Hà Nội gây ngập lụt trong một thời gian dài và nhiều lũ lụt, bão lốc xảy ra nhiều nơi.
Từ những đặc điểm trên, ai cũng có thể dễ dàng nhận biết về sự biến đổi của khí hậu. Chưa cần nhìn các số liệu đo đạc, chúng ta có thể nhận biết đơn giản trong cuộc sống hàng ngày là tại sao mùa đông năm nay ngắn lại, nhiệt độ khắc nghiệt hơn; hạn hán, mưa lũ bất thường xảy ra khắp nơi mà không giống quy luật của mấy chục năm về trước. Có thể hiểu, BĐKH là sự nóng lên toàn cầu.
Các bằng chứng khoa học cũng chứng minh sự BĐKH ngày càng rõ rệt hơn. Các trạm đo nhiệt độ đều có thể đo, ghi nhận và đánh giá. Từ khoảng giữa thế kỷ XIX, các dụng cụ đo đạc chính xác đã định lượng chi tiết về BĐKH trong hơn một thế kỷ qua. Các số liệu chứng minh, từ cuối thế kỷ XIX đến nay nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể (0,740C); trên đất liền nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên nhiên kỷ vừa qua. Nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất đã tăng lên rõ rệt trong thời kỳ 1920-1940, giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960 và lại tăng lên từ sau năm 1975. Bằng cách đo đạc các thớ cây, diện tích các vùng băng, người ta nhận thấy đây là thời kỳ nhiệt độ cao nhất trong vòng 600 năm trở lại đây.
Hầu hết giới khoa học đều công nhận BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, nhiệt độ nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.
GS.TSKH Trương Quang Học, Trưởng ban Biến đổi khí hậu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam
Tin bài cùng chuyên mục
- Tập trung tìm kiếm 5 học sinh mất tích do đuối nước tại xã Hiền Quan (19/11/2024)
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chỉ đạo công tác tìm kiếm 4 học sinh mất tích tại xã Hiền Quan (19/11/2024)
- Quảng Bình: Chủ động ứng phó với bão số 9 (19/11/2024)
- Sụt lún đất tại Mai Sơn (Sơn La): Khẩn trương lập phương án bố trí, sắp xếp dân cư (19/11/2024)
- Bão Man-Yi giảm cấp khi vào biển Đông (19/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 19/11: Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ mưa vài nơi (19/11/2024)
- Thanh Hóa: Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai (19/11/2024)
- Philippines ứng phó với bão Manyi (19/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.