Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 29/6/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin bão trên biển Đông (cơn bão số 1)
Sáng 30/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 01 năm 2022 và có tên quốc tế là CHABA.
Hồi 07h00, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 115,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 120km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km và có khả năng mạnh thêm, đến 07h00, ngày 01/7, vị trí tâm bão ở khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông Bắc, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 15,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 113,0 đến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 01 nên khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/28/6-19h/29/6): Khu vực miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to phổ biến từ 40-80mm, một số trạm mưa lớn như: Thượng Lâm (Tuyên Quang) 198mm; Khuôn Hà (Tuyên Quang) 167mm; Pha Long (Lào Cai) 117mm; Nguyên Bình (Cao Bằng) 102mm; Linh Hồ (Hà Giang) 80mm.
- Mưa đêm (19h/29/6-07h/30/6): Khu vực miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, phổ biến từ 40-80mm, một số trạm mưa lớn như: Mường Pồn (Điện Biên) 148mm; Nà Tấu (Điện Biên) 126mm; Lũng Hà (Yên Bái) 95mm; Việt Trì (Phú Thọ) 93mm, Xuân Phong (Hoà Bình) 91mm.
- Mưa 03 ngày (từ 19h/26/6-19h/29/6): Các khu vực trên cả nước có mưa phổ biến 50-80mm; một số trạm mưa lớn như: Thượng Lâm (Tuyên Quang) 212mm; Tà Tổng (Lai Châu) 139mm; Định Quán (Đồng Nai) 131mm; Linh Hồ (Hà Giang) 129mm; Pha Long (Lào Cai) 117mm; Song Tử Tây (Khánh Hoà) 105mm; Đồng Nai (Bình Phước) 104mm; Mường Nhé (Điện Biên) 103mm.
Dự báo: ngày và đêm 30/6, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, đợt mưa lớn này còn có khả năng kéo dài và diễn biến phức tạp trong những ngày đầu tháng 7.
3. Tin động đất
Ngày 29/6, khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra 02 trận động đất tại 02 vị trí (14.980 độ vĩ Bắc, 108.166 độ kinh Đông và 14.854 độ vĩ Bắc, 108.201 độ kinh Đông), có độ lớn lần lượt là 2.6 và 2.7, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng:
Tên hồ |
Thời gian |
Htl (m) |
Hhl (m) |
Qvào (m3/s) |
Qra (m3/s) |
HCP(m) (từ 16/6 ÷ 19/7) |
|
Sơn La |
7h |
29/6 |
199,79 |
118,22 |
2.904 |
3.084 |
200 |
30/6 |
200,04 |
115,48 |
3.269 |
1.095 |
|||
Hòa Bình |
7h |
29/6 |
105,48 |
13,80 |
3.957 |
3.957 |
105 |
30/6 |
105,48 |
13,8 |
3.186 |
3.958 |
|||
Tuyên Quang |
7h |
29/6 |
103,81 |
47,81 |
1.825 |
0 |
105,2 |
30/6 |
104,51 |
47,7 |
733 |
0 |
|||
Thác Bà |
7h |
29/6 |
52,68 |
20,75 |
207 |
0 |
56 |
30/6 |
52,76 |
20,75 |
283 |
0 |
Hiện nay, hồ Hoà Bình đang mở 01 cửa xả đáy. Các địa phương đã triển khai công tác đảm bảo an toàn hạ du khi hồ Hoà Bình xả lũ.
2. Tình hình đê điều: Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
Các vị trí đê điều xung yếu, trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa hiện có 41 trọng điểm, vị trí xung yếu (Quảng Ninh: 02; Hải Phòng: 14; Thái Bình: 09; Nam Định: 05; Ninh Bình: 02; Thanh Hóa: 02; Quảng Trị: 07); 20 công trình đê, cống, kè biển, cửa sông đang thi công dở dang (Quảng Ninh: 02; Hải Phòng: 05; Thái Bình: 06; Ninh Bình: 01; Thanh Hóa: 02; Nghệ An: 01; Quảng Trị: 02; Quảng Ngãi: 01), các công trình đều đã đắp đến cao trình thiết kế, đang thi công các hạng mục phụ trợ.
III. VỀ TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.
1. Về tàu thuyền:
Theo báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 6h30 ngày 30/6, đã kiểm đếm, hướng dẫn: 59.967 tàu/269.122 người biết vị trí, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động phòng tránh, trong đó:
+ Hoạt động ở khu vực Bắc Vĩ tuyến 15 độ, Đông Kinh tuyến 112 đến 117 độ, bao gồm khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa: 574 tàu/3.748 người.
+ Hoạt động ở vùng biển khác: 8.921 tàu/47.441 người.
+ Neo đậu tại các bến: 50.472 tàu/217.933 người.
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 7h00, ngày 30/6 có 33 tàu đang hoạt động ở trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ (Bình Định: 27 tàu, Quảng Ngãi: 06 tàu), trong đó 02 tàu trong khu vực nguy hiểm (tàu Quảng Ngãi QNg 94149 TS và Bình Định BĐ 97278 TS), hiện các tàu cá đã nắm thông tin và đang di chuyển khỏi vùng nguy hiểm.
2. Về nuôi trồng thủy sản: Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 163.270 ha (nuôi nước mặn lợ: 139.342 ha, nuôi nước ngọt: 93.598 ha). Nuôi lồng/bè: 208.823 ô lồng. Số lượng lều/chòi canh nuôi nhuyễn thể: 3.911 lều/chòi.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương:
- Sáng ngày 29/6/2022, Phó trưởng Ban BCĐ QGPCTT Trần Quang Hoài đã chủ trì cuộc họp thường trực chỉ đạo triển khai ứng phó, có báo cáo số 44/QGPCTT ngày 29/6/2022 về các phương án chỉ đạo, điều hành ứng phó với ATNĐ khả năng mạnh lên thành bão.
- Văn phòng thường trực BCĐ QGPCTT ban hành Công điện số 16/CĐ-QG hồi 05h30 ngày 29/6/2022 chỉ đạo các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các bộ ngành triển khai ứng phó ATNĐ khả năng mạnh lên thành bão.
- Văn phòng thường trực BCĐ QGPCTT có công văn số 337/VPTT ngày 29/6/2022 gửi BCH các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về đảm bảo an toàn tầu, thuyền; công văn số 336/VPTT ngày 28/6/2022 và 334/VPTT ngày 27/6/2022 gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau đề nghị chủ động các biện pháp ứng phó với vùng áp thấp và gió mạnh trên biển Đông.
- Các Bộ Quốc phòng, Công an có Công điện chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý khi có tình huống; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Thuỷ sản tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
- Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan báo chí thường xuyên đưa tin về diễn biến thiên tai, ATNĐ, công tác chỉ đạo ứng phó của Ban Chỉ đạo.
2. Địa phương: Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà (17/17) đã có công điện, văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương sẵn sàng các biện pháp ứng phó với ATNĐ khả năng mạnh lên thành bão.
V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo để các cơ quan liên quan và người dân biết, chủ động ứng phó.
2. Tổ chức quản lý chặt chẽ, thông báo, kiểm đếm, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đảm bảo an toàn, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
3. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các tuyến đê biển xung yếu và các công trình ven biển, bến cảng.
4. Rà soát sẵn sàng triển khai ứng phó với bão, mưa lũ, đặc biệt các khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa, đặc biệt là hồ chứa thuỷ điện nhỏ, hồ thuỷ lợi xung yếu trong trường hợp xảy ra mưa lớn sau bão.
5. Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan báo chí thường tăng cường thông tin, truyền thông đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động ứng phó với bão.
6. Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu. Tăng cường lực lượng, tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo QGPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.
Tin bài cùng sự kiện
- Trung Bộ bước vào đợt mưa lớn (04/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 4/11: Hà Nội mưa lạnh (04/11/2024)
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 (04/11/2024)
- Công khai dự toán ngân sách 2024 Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (04/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 03/11/2024 (04/11/2024)
- Bộ Công an chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung (03/11/2024)
- Thừa Thiên - Huế cảnh báo mưa đến 1.000 mm, nguy cơ lũ lớn (03/11/2024)
- Những việc cần chuẩn bị trước đợt mưa lớn diện rộng và kéo dài tại Trung Bộ (03/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Trung Bộ bước vào đợt mưa lớn (04/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 4/11: Hà Nội mưa lạnh (04/11/2024)
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 (04/11/2024)
- Công khai dự toán ngân sách 2024 Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (04/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 03/11/2024 (04/11/2024)
- Bộ Công an chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung (03/11/2024)
- Thừa Thiên - Huế cảnh báo mưa đến 1.000 mm, nguy cơ lũ lớn (03/11/2024)
- Những việc cần chuẩn bị trước đợt mưa lớn diện rộng và kéo dài tại Trung Bộ (03/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.