Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 28/4/2023

Ngày đăng: 29/04/2023

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

  1. Tin dự báo mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Ngày và đêm 29/4, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 30-50mm, có nơi trên 80mm. 

Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế từ chiều tối ngày 29 đến ngày 30/4 có mưa rào và dông rải rác; cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa to đến rất to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

  1. Tin gió mùa Đông Bắc

Ngày 29/4, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.

Ngày và đêm 29/4, phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất ở phía Đông Bắc Bộ phổ biến 19-22 độ, vùng núi có nơi dưới 17 độ.

  1. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn trên biển

Ngày và đêm 29/4, vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 1,5-2,5m.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/27/4-19h/28/4): Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thèn Sin (Lai Châu) 34mm, Nậm Khắt (Yên Bái) 44mm, Mỹ Lâm (Lâm Đồng) 50mm.

- Mưa đêm (19h/28/4-07h/29/4): Khu vực miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến 20-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: TĐ Bản Chát (Lai Châu) 57 mm, Khau Phạ (Yên Bái) 75mm, TĐ Nậm Ngần (Hà Giang) 51 mm, Đàm Thủy (Cao Bằng) 81mm, Đông Lợi (Tuyên Quang) 67 mm, Thọ Sơn (Phú Thọ) 83mm, ĐH Nông Lâm (Thái Nguyên) 60 mm.

- Mưa 3 ngày (19h/25/4-19h/28/4): Khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa phổ biến dưới 60mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Tây Trang (Điện Biên) 62mm, Chế Tạo (Yên Bái) 62mm, Hương Nguyên (Thừa Thiên Huế) 61mm, Lộc Tân (Lâm Đồng) 84mm.

II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ

- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông khoảng 45-55km.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền, sông Hậu 25-30km.

Dự báo: Từ nay đến 30/4, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần, độ mặn phổ biến tại các trạm nhỏ hơn so với độ mặn cao nhất tháng 4/2022, riêng một số trạm tại Long An, Kiên Giang có độ mặn lớn hơn.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Cấp 2.

III. TINH CẢNH BÁO ĐỘNG ĐẤT.

Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, vào hồi 5h53’59’’ ngày 29/4/2023, đã xảy ra 01 trận động đất tại tọa độ 14.845N - 108.220E tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với độ lớn M=3,0, độ sâu 8,1 km.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

  1. Tỉnh Lào Cai: theo báo cáo của VPTT Ban chỉ huy PCTT và TKCN Tỉnh, khoảng 19h ngày 28/4 trên địa bàn các xã Thanh Bình, Lùng Vai, Nậm Chảy, La Pan Tẩn, Cao Sơn (huyện Mường Khương) đã xảy ra mưa đá với thời gian kéo dài khoảng 10 phút, kích cỡ viên đá trung bình 1,5 - 2cm làm thủng, vỡ khoảng trên 2.000 tấm lợp proximang của 45 hộ dân.
  2. Tỉnh An Giang: theo báo cáo nhanh số 26/BC-VPTT ngày 28/4/2023 của VPTT Ban chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu – phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự (ƯPBĐKH-PCTT&PTDS) Tỉnh, hồi 17h30’ ngày 27/4/2023, đã xảy ra mưa lớn kèm theo dông, lốc làm sập 1 căn nhà tại thành phố Châu Đốc và 9 căn nhà tốc mái tại huyện Châu Phú.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên và huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống.

VCÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

  1. Trung ương

- Ngày 24/4/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có công văn số 135/VPTT gửi BCH PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

  1. Địa phương

Các tỉnh, thành phố chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh theo công văn số 135/VPTT ngày 24/4/2023 của Văn phòng thường trực (đã có 31 tỉnh/thành đã ban hành văn bản chỉ đạo).

- Các địa phương khu vực Nam Bộ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
  2. Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh theo công văn số 135/VPTT ngày 24/4/2023.

3. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập