Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 27/3/2023

Ngày đăng: 28/03/2023

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở khu vực vùng núi Bắc Bộ và khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

- Ngày 28/3, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-20mm/24h, có nơi trên 50mm/24h.

- Từ chiều và tối ngày 28/3 đến ngày 29/3, khu vực phía Tây Bắc Bộ, một số nơi ở vùng núi phía Đông Bắc Bộ, có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm/24h, có nơi trên 60mm/24h.

- Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa vừa, mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

- Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

2. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/26/3-19h/27/3): Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến 20-50mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Tiền Hải (Thái Bình) 87mm, Dân Hóa (Quảng Bình) 97mm, Trà Nam (Quảng Nam) 63mm, Đam Rông (Lâm Đồng) 98mm.

- Mưa đêm (19h/27/3-07h/28/3): Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hồ Liệt Sơn (Quảng Ngãi) 71mm, Đập Đầm Hô (Bình Định) 46mm, Krong (Gia Lai) 27mm.

- Mưa 3 ngày (19h/24/3-19h/27/3): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 40mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Quế Võ (Bắc Ninh) 72mm, Tiền Hải (Thái Bình) 99mm, Quảng Lâm (Quảng Ninh) 63mm, Dân Hóa (Quảng Bình) 107mm, Hồ Liệt Sơn (Quảng Ngãi) 71mm, Đam Rông (Lâm Đồng) 99mm.

II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ

- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông khoảng 56-60km.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền 50km, sông Hậu 35km.

Dự báo: Từ nay đến 31/3/2023, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần đạt mức cao nhất vào giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 3/2022.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: cấp 2.

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

Văn phòng thường trực tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh; các tỉnh Nam Bộ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn.

IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, triều cường, xâm nhập mặn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

 

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập