Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 22/9/2021

Ngày đăng: 23/09/2021

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Tin ATNĐ khẩn cấp trên biển Đông:

          Hồi 4h/23/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển Phú Yên khoảng 330km, cách bờ biển Bình Định khoảng 340km, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 560km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

          Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4 giờ ngày 24/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông trên vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, cách huyện đảo Lý Sơn 30km, cách Quy Nhơn 150km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 11,5 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây Kinh Tuyến 113,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.  

Thủy triều: Dự báo ATNĐ đổ bộ khoảng 4h/24/9, trùng với thời điểm triều trung bình tại Đà Nẵng khoảng 0.9m.

2. Cảnh báo mưa lớn

Từ 23/9 đến ngày 24/9, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt. Từ ngày 24-25/9 ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt.

3. Cảnh báo lũ

Từ ngày 23/9 đến 25/9, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3,0-7,0m, hạ lưu từ 1,0-3,5m. Trong đợt lũ, mực nước đỉnh lũ thượng lưu các sông ở Hà Tĩnh, các sông ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định lên mức báo động (BĐ)1 và trên BĐ1, hạ lưu các sông ở Hà Tĩnh còn dưới BĐ1; các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Gia Lai lên mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2; các sông ở Kon Tum lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt cục bộ tại cácvùng trũng thấp, ven sông và khu đô thị tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/21/9-19h/22/9): Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến dưới  60 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Vinh (Nghệ An): 74mm, hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh): 106mm, Hồng Ca (Yên Bái): 115mm, Thạch Xuân (Hà Tĩnh): 102mm,  Hồ Đá Mài(Bình Định): 111mm; Song Tử Tây (Khánh Hòa) 120mm.

- Mưa đêm (19h/22/9-05h/23/9): Các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên, Nam Bộ rải rác có mưa vừa lượng mưa phổ biến dưới 30 mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Lâm Hà (Lâm Đồng) 81mm; Đak Lua (Đồng Nai) 58mm; Phước Long (Bình Phước) 57mm.

- Mưa 3 ngày (19h/19/9-19h/22/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, có tổng lượng mưa phổ biến dưới 130mm, mưa lớn tập trung chủ yếu từ ngày 19-20/9, một số trạm mưa lớn như: Bắc Hà (Lào Cai): 204mm; Thanh Thủy (Nghệ An) 143mm; Hương Sơn (Hà Tĩnh)137mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 133mm; TĐ Sông Tranh 3 (Quảng Ngãi) 162mm; Hội Sơn (Bình Định) 241mm.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Về tàu cá:

Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng, tính đến 06h00 ngày 23/9/2021, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 44.810 phương tiện/245.233 lao động. Trong đó:

- Hoạt động trên biển: 4.346 tàu /28.620 người.

- Neo đậu tại các bến: 40.464 tàu/216.603 người.

Ngoài ra theo dữ liệu trích xuất từ hệ thống VNDMS, hiện nay trong khu vực nguy hiểm còn 236 tàu (Nghệ An 1 tàu, Hà Tĩnh 8 tàu, Quảng Bình 3 tàu; Thừa Thiên Huế 2, Đà Nẵng 6; Quảng Nam 13; Quảng Ngãi 65; Bình Định 112 tàu; Phú Yên 18; Khánh Hòa 4; Ninh Thuận 3; Tiền Giang 1).

2. Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Quảng Bình đến Bình Định:

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản:

- Diện tích NTTS trên biển và ven biển: 11.719ha (các tỉnh có diện tích lớn: TT.Huế 3089 ha; Quảng Nam 3070ha, Bình Định 2.359ha).

- Số lồng bè: 4.912lồng, bè (các tỉnh có số lượng lớn: Thừa Thiên Huế: 2.000; Quảng Nam 1.100; Bình Định 1.118 lồng bè).

III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

- Về lúa Hè Thu:

+ Khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Bình còn 97.476 ha lúa chưa thu hoạch (Thanh Hóa: 65.300 ha, Nghệ An: 31.000 ha, Hà Tĩnh 677ha; Quảng Bình 490ha).

+ Khu vực từ Thừa Thiên Huế - Bình Định còn 10.487ha lúa chưa thu hoạch (Thừa Thiên Huế 390ha; Quảng Nam 412ha; Quảng Ngãi 3950ha; Bình Định 5.735ha)

+ Khu vực Tây Nguyên còn 143.346ha lúa chưa thu hoạch (Kon Tum 15.931ha; Gia Lai 48.943ha; ĐakLak 60.147ha; Đak Nông 6.679ha; Lâm Đồng 11.646ha).

IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

1. Hồ thủy điện các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Hiện nay, dung tích các hồ đạt khoảng 20-90% dung tích thiết kế. Một số hồ thủy điện có dung tích lớn hơn như: Khe Bố: 96,5% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,4m); Chi Kê: 100%; Hố Hô: 96,49% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,04m; A Lưới: 100%; Văn Phong: 100%; An Khê: 92,08% thấp hơn MNCN trước lũ 0,39m); Sê San 4: 95,69% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,23m); Srêpôk 4: 93,42% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,52m); Srok Phu Miêng: 100,00%, Buôn Kop: 98,95% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,12m). Các hồ vận hành phát điện theo kế hoạch.

2. Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Bắc Bộ có 2.543 hồ đạt từ 40 - 100% DTTK, một số hồ ở mức cao như: Suối Chiếu 102%, (Sơn La); Ngòi Là 2 100%  (Tuyên Quang); Ngòi Vần 103%, Lửa Việt 100% (Phú Thọ); Yên Quang 1 100%, Yên Quang 4 100%, Yên Thắng 1 103%, Yên Thắng 2 100%, Thác La 135% (Ninh Bình);

- Khu vực Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ đạt từ 40-68% DTTK, một số hồ chứa đang tích nước cao như: hồ Thung Bằng 100%, Cống Khê 101%, Hao Hao 101%; hồ Cầu Cau 100%, Quỳnh Tam 101%, Cửa Ông 113%...

- Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có 517 hồ đạt từ 18-69% DTTK, một số hồ chứa đang tích nước cao ĐakLong Thượng 100%, Phúc Thọ 102%, Đăk Lé 100%, Đạ Tẻh 132% (Lâm Đồng); Đăk Rtang 104%, Đăk Nang 100% (Đắk  Nông)…

- Khu vực Nam Bộ có 131 hồ đạt 69% DTTK.

V. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

- Đê biển, đê cửa sông khu vực từ Hà Tĩnh – Bình Định có 34 vị trí đê điều xung yếu (Quảng Bình: 11; Quảng Trị: 7; Huế: 04; Quảng Nam: 11; Bình Định: 01).

- Có 14 công trình đang thi công dở dang (Quảng Trị: 06; Thừa Thiên Huế: 03; Đà Nẵng 01; Quảng Nam 01; Quảng Ngãi 03).

VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương:

- Ngày 21/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT đã có văn bản số 421/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Kiên Giang và khu vực Tây Nguyên đề nghị chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và mưa lớn diện rộng.

- Ngày 22/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSC, TT và TKCN đã có Công điện số 11/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang và khu vực Tây Nguyên đề nghị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến thiên tai, chuyển các bản tin ATNĐ, mưa lớn, cảnh báo lũ.

2. Địa phương:

- Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã ban hành Công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới.

- Các địa phương đã nghiêm túc tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khi có tình huống.

VII. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Tập trung triển khai thực hiện công điện của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai chủ động ứng phó ATNĐ và mưa lũ.

2. Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh.

3. Tổ chức kiểm đếm, thông tin, hướng dẫn di chuyển không để tàu thuyền trong khu vực nguy hiểm.

4. Di chuyển người, lồng bè vào bờ đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.

5. Theo dõi chặt chẽ lượng lưu lượng đến các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước để chủ động vận hành điều tiết và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

6. Rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thấp trũng Sẵn sàng triển khai phương án di dời dân đảm bảo an toàn về người và tài sản, đồng thời an toàn phòng dịch Covid-19.

7. Sẵn sàng triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực nguy cơ ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính.

8. Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.

 

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập