Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 21/6/2024

Ngày đăng: 23/06/2024

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ; cảnh báo mưa dông, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Bắc Bộ, khu vực từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

Từ 22/6 đến 23/6, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, có nơi trên 130mm. Từ ngày 24/6, mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng giảm dần.

Sáng ngày 22/6 ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; chiều và tối ngày 22/6 ở khu vực từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 80mm.

Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

2. Tin dự báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Ngày và đêm 22/6, khu vực Giữa Biển Đông và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

3. Tin dự báo nắng nóng ở khu vực từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế

Ngày 22/6, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ; từ ngày 23/6 nắng nóng ở khu vực Trung Bộ tiếp tục dịu dần.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/20/6-19h/21/6): Các khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 50-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Quản Bạ (Hà Giang) 111mm; Thái An (Hà Giang) 108mm; Song Mai (Bắc Giang) 89mm; Tiên Du (Bắc Ninh) 88mm; Quảng Thành (Đắk Nông) 92mm; Núi Bà (Tây Ninh) 92mm; Đức Hoà (Long An) 119mm; Gò Công; (Tiền Giang) 107mm; Nhà Bè (Hồ Chí Minh) 87mm.

- Mưa đêm (19h/21/6-07h/22/6): Khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 50-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Lăng Căn (Tuyên Quang) 166mm; Yên Lâm (Tuyên Quang) 110mm; Thái An (Hà Giang) 102mm; Cát Tiên (Lâm Đồng) 142mm; Đạ Tẻh (Lâm Đồng) 109mm; Ia Đal (Kon Tum) 102mm; Đồng Nai (Bình Phước) 131mm; U Minh (Cà Mau) 112mm.

- Mưa 3 ngày (19h/18/6-19h/21/6): Khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nước có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 60-90mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Quản Bạ (Hà Giang) 239mm; Ngân Sơn (Bắc Kạn) 142mm; Phổ Yên (Thái Nguyên) 123mm; Phình Hồ (Quảng Ninh) 162mm; Đức Xuyên (Đắk Nông) 160mm; Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) 156mm; Đức Hoà (Long An) 129mm; Vàm Giồng (Tiền Giang) 146mm; Thổ Chu (Kiên Giang) 138mm; Viễn An Đông (Cà Mau) 128mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ:

Mực nước sông Hồng tại trạm Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại trạm Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Mực nước lúc 07h00 ngày 22/6 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,98m; trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 1,33m.

Dự báo: Đến 07h00 ngày 23/6, mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 3,05m; trong 36h tới mực nước tại trạm Phả Lại có cao nhất có khả năng ở mức 1,95m và thấp nhất ở mức 0,90m; mực nước sông Lô tại Tuyên Quang biến đổi theo điều tiết hồ chứa.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.

3. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 25/6, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu có khả năng ở mức 1,30m, tại Châu Đốc ở mức 1,50m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng:

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

H max trước lũ (m)

(từ 15/6 ÷ 19/7)

Sơn La

7h

21/6

207,40

117,62

2.341

2.837

200

22/6

207,18

117,61

1.495

2.815

Hòa Bình

7h

21/6

110,38

11,78

3.265

2.186

105

22/6

110,75

11,80

3.245

2.165

Tuyên Quang

7h

21/6

116,01

54,01

975

1.829,99

105,2

22/6

115,20

54,04

1.183

1824,94

Thác Bà

7h

21/6

53,23

24

185

436

56

22/6

53,12

24,12

210

433

* Hồ thủy điện Tuyên Quang hiện đang mở 02 cửa xả đáy.

2. Tình hình đê điều:

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Ngày 20/6/2024, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 246/VPTT gửi các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng hình thành trên biển Đông và gió mạnh trên biển. Tính đến 07h00/22/6/2024, đã có 18 tỉnh/thành phố[1] ban hành văn bản chỉ đạo.

2. Ngày 21/6/2024, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 248/VPTT gửi các tỉnh/thành phố khu vực Bắc Bộ về việc ứng phó với mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

3. Bộ Công an có Công điện số 04/CĐ-V01 ngày 20/6/2024 về việc chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

4. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển bản tin cảnh báo thiên tai đến các địa phương; theo dõi công tác vận hành hồ chứa và đảm bảo an toàn hạ du liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

5. Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thời tiết, thông tin dự báo để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; các địa phương hạ du thuỷ điện Tuyên Quang đã triển khai thực hiện công văn số 238/VPTT của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

V. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các địa phương theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nắng nóng, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

2. Các tỉnh/thành phố ven biển chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng hình thành trên biển Đông và gió mạnh trên biển theo văn bản số 246/VPTT ngày 20/6/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

3. Các tỉnh/thành phố khu vực Bắc Bộ chủ động triển khai ứng phó với mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh theo văn bản số 248/VPTT ngày 21/6/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

4. Các địa phương hạ du thuỷ điện Tuyên Quang tiếp tục triển khai các công tác đảm bảo an toàn hạ du theo văn bản số 238/VPTT ngày 15/6/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

5. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

 

[1] Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau

Tải file tại đây

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập