Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 10/5/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tình hình thời tiết
- Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.
- Các khu vực khác: Có mây, ngày nắng, đêm không mưa, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi nắng nóng.
2. Tình hình xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Xu thế xâm nhập mặn ngày 11-20/5/2024 với chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như sau: sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: 90-125km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 40-44km; sông Hàm Luông: 50-52km; sông Cổ Chiên: 35-41km; sông Hậu: 35-41km; sông Cái Lớn: 45-50km. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: cấp 2.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/09/5-19h/10/5): Khu vực Bắc Bộ rải rác có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bắc Mê (Hà Giang) 62mm; Bảo Lạc (Cao Bằng) 74mm; Lang Căn (Tuyên Quang) 93mm; Hải Phòng (TP.Hải Phòng) 86mm; .
- Mưa đêm (19h/10/5-07h/11/5): Các khu vực vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 10mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Tây Trang (Điện Biên) 16mm, Sốp Cộp (Sơn La) 15mm, Lộc Ninh (Bình Phước) 35mm.
- Mưa 3 ngày (19h/07/5-19h/10/5): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-90mm, riêng khu vực miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Lang Căn (Tuyên Quang) 199mm, Bố Hạ (Yên Bái) 134mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 131mm, Năm Làng (Cao Bằng) 147mm.
4. Tin động đất
Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trong ngày 10/5/2024 đã xảy ra 02 trận động đất vào lúc 05h54’ và 11h51’ với độ lớn từ 3,3 -3,7, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 -8,2km.
II. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng mưa lớn, mưa đá, dông lốc, lũ quét, sạt lở đất xảy ra từ ngày 08-10/5/2024 đã gây thiệt hại như sau:
- Về nhà ở: 151 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Sơn La 46, Điện Biên 98, Lạng Sơn 03, Cao Bằng 04).
- Về Nông nghiệp:
+ Về lúa, hoa màu: 130,2ha thiệt hại (Sơn La 0,3, Điện Biên 52, Lạng Sơn 75, Cao Bằng 2,9).
+ Gia súc: 11 con bò bị cuốn trôi (Sơn La).
- Về thuỷ sản: 0,47 ha thiệt hại (Điện Biên, Sơn La 0,33).
- Về giao thông: 2.500m3 đất đá sạt lở (Lạng Sơn 1000, Cao Bằng 1.500).
- Thiệt hại khác: 01 ôtô, 05 xe máy; một số thiết bị gia dụng, 70m tường rào.
Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng giúp đỡ người dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp, vệ sinh sớm ổn định cuộc sống.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Sáng ngày 10/5/2024, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng ban BCĐQG về PCTT, Chủ tịch UBQG ƯPSCTT&TKCN chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác PCTT và TKCN năm 2024.
- Ngày 06/5/2024, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có công văn số 171/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh miền núi phía Bắc về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển bản tin cảnh báo thiên tai đến các địa phương.
2. Địa phương
Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thời tiết, thông tin dự báo để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; các tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo theo công văn số 171/VPTT của Văn phòng thường trực.
IV. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp. Các tỉnh vùng núi Bắc Bộ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh
2. Các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó xâm nhập mặn.
3. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
Tin bài cùng sự kiện
- Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (15/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 15/11: Hà Nội ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh (15/11/2024)
- Ứng phó với bão USAGI gần Biển Đông (15/11/2024)
- Bão chồng bão, Phillipines chuẩn bị đưa dân đi sơ tán trước cơn bão mới (15/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 14/11/2024 (15/11/2024)
- Quảng Ngãi: Công an xã giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai (14/11/2024)
- Công an Hà Tĩnh chủ động công tác phòng, chống mưa bão (14/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 14/11: Bắc Bộ nắng hanh, đêm và sáng sớm se lạnh (14/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (15/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 15/11: Hà Nội ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh (15/11/2024)
- Ứng phó với bão USAGI gần Biển Đông (15/11/2024)
- Bão chồng bão, Phillipines chuẩn bị đưa dân đi sơ tán trước cơn bão mới (15/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 14/11/2024 (15/11/2024)
- Quảng Ngãi: Công an xã giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai (14/11/2024)
- Công an Hà Tĩnh chủ động công tác phòng, chống mưa bão (14/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 14/11: Bắc Bộ nắng hanh, đêm và sáng sớm se lạnh (14/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.