Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 08/6/2024

Ngày đăng: 09/06/2024

BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 08/6/2024

                                            

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ; tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở khu vực Thanh Hoá, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Từ sáng sớm ngày 09/6 đến sáng sớm ngày 10/6, ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-80mm, có nơi trên 150mm (thời gian mưa vừa, mưa to tập trung chủ yếu vào đêm và sáng).

Ngoài ra, ngày và đêm 09/6, khu vực Thanh Hóa có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

2. Tin dự báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Ngày và đêm 09/6, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7, đề phòng độ cao sóng có thể tăng lên trên 2.0m.

3. Tình hình xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 09-10/6/2024 với chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như sau: sông Vàm Cỏ Đông: 40-50km; sông Vàm Cỏ Tây: 60-70km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 20-25km; sông Hàm Luông, Cổ Chiên: 25-30km; sông Hậu: 25-30km; sông Cái Lớn: 25-35km, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục giảm.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: cấp 1.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/07/6-19h/08/6): Các khu vực trên cả nước có mưa, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thuỷ điện Bắc Mê (Hà Giang) 141mm; Nà Hừ (Lai Châu) 104mm; Cần Yên (Cao Bằng) 107mm; Mường Bang (Sơn La) 99mm; Nhạn Môn (Bắc Kạn) 114mm;

Mưa đêm (19h/08/6-07h/09/6): Khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-80mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Đập thuỷ điện (Hà Giang) 97mm; Cổ Phúc (Yên Bái) 95mm; Mai Đình (Bắc Giang) 121mm; Bắc Ninh (Bắc Ninh) 113mm; Quất Đông (Quảng Ninh) 248mm; Đoan Tĩnh (Quảng Ninh) 227mm; Đầm Hà (Quảng Ninh) 178mm; Chi Nê (Hoà Bình) 124mm; Cẩm Liên (Thanh Hoá) 109mm.

- Mưa 3 ngày (19h/05/6-19h/08/6): Các khu vực trên cả nước có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 60-110mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Dân Tiến (Thái Nguyên) 151mm; Phú Lễ (Nam Định) 145mm; Đồng Giao (Ninh Bình) 164mm; Sầm Sơn (Thanh Hoá) 218mm; Xã Ea Trang (Đắk Lắk) 156mm; Cát Lái (Hồ Chí Minh) 204mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ:

Mực nước sông Hồng tại trạm Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại trạm Phả Lại biến đổi chậm theo xu thế lên và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Mực nước lúc 07h00 ngày 09/6 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,82m; trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 1,65m.

Dự báo: Đến 07h00 ngày 10/6, mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,4m; trong 36h tới mực nước tại trạm Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 2,35m và thấp nhất ở mức 1,00m.

Ngày 08/6/2024, trên sông Gâm, Cao Bằng xuất hiện đợt lũ vừa, đỉnh lũ cao nhất lúc 14h00: +198,20m >BĐ3 0,2m. Dự báo: Mực nước biến đổi chậm, duy trì mức trên BĐ2 và có khả năng giảm dần vào ngày 09/6/2024.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.

3. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 12/6, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,10m, tại Châu Đốc ở mức 1,30m.

III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Tiền Giang, An Giang, mưa lớn ngày 08/6/2024 đã gây thiệt hại:

- Về nhà: 87 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Lào Cai 01; Cao Bằng 11; Tiền Giang 05; An Giang 70).

- Về nông nghiệp: thiệt hại 3,4 ha lúa, hoa màu và 0,1ha sắn, 1500 cây hồi.

- Về thuỷ sản: thiệt hại 2,6 tấn cá.

- Về giáo dục: 01 điểm trường bị sạt lở.

- Về công trình giao thông: sạt lở tại 31 điểm trên QL (tại Cao Bằng: 30 điểm QL34; 01 điểm QL4A); 17 điểm GTNT (Cao Bằng 10 điểm; Lào Cai 07 điểm) với 1709m3 đất đá.

- Các công trình khác: 01 nhà bếp; 01 trụ sở cơ quan bị sạt lở đất.

Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền các địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại, thu dọn đồ đạc, di chuyển tài sản đến nơi an toàn; khắc phục các điểm sạt lở đất đá gây tắc đường đảm bảo thông xe.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 09/6/2024, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành công văn số 224/VPTT gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đề nghị chủ động ứng phó với mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

- Ngày 08/6/2024, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành công văn số 215/VPTT ứng phó với lũ trên sông Gâm, tỉnh Cao Bằng.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển bản tin cảnh báo thiên tai đến các địa phương.

2. Địa phương

- Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh theo công văn số 214/VPTT ngày 03/6/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; tỉnh Cao Bằng ứng phó với lũ trên sông Gâm.

- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thời tiết, thông tin dự báo để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

V. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

2. Các tỉnh, thành phố ven biển chủ động ứng phó với mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển.

3. Các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó với xâm nhập mặn.

4. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập