Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 07/7/2021

Ngày đăng: 08/07/2021

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Tin áp thấp suy yếu từ áp thấp nhiệt đới khẩn cấp:

Sáng sớm nay (08/7), sau khi đi vào vùng biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Hồi 04 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng ven biển khu vực từ Thái Bình đến Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp này di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền. Đến 16 giờ ngày 08/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 103,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Thượng Lào.

Thông tin về gió ghi nhận tại các trạm Bạch Long Vỹ 21,6km/h (cấp 4), Bãi Cháy 21,6 (Cấp 4).

2. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: 

Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) và vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 5, sáng nay có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao từ 2,0-3,0m; biển động.

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông có gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-3,0m; biển động. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.

3. Mưa, lũ quét, sạt lở đất:

- Mưa ngày (19h/06/7 đến 19h/07/7): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến từ 40-70 mm; một số trạm mưa lớn như: Sầm Sơn (Thanh Hóa) 94mm; Yên Thành (Nghệ Anh) 83mm; Hương Vĩnh (Hà Tĩnh) 106mm; Trà Phú (Quảng Ngãi) 106mm; Đắk Rve (Kon Tum) 81mm; Rạch Giá (Kiên Giang) 75mm.

- Mưa đêm (19h/06/7 đến 07h/07/7): Bắc Bộ có mưa to, rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-90mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Tiến Sơn (Hòa Bình) 108mm, Tân Minh (Phú Thọ) 95mm, Thái Bình (Thái Bình) 117mm, Nam Định (Nam Định) 112mm.

- Mưa 3 ngày (19h/04/7 đến 19h/07/7): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 120 mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Thông Nguyên (Hà Giang) 200mm; Nậm Tỵ (Hà Giang) 187mm; Hà Lang (Tuyên Quang) 145mm; Trà Phú (Quảng Ngãi) 140mm; Song Tử Tây (Khánh Hòa) 168mm; Rạch Giá (Kiên Giang) 224mm.

Cảnh báo:

Trong ngày 08/7, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa từ 80-150mm, có nơi trên 170mm (tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An). Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh miền núi.

II. TÌNH HÌNH ỨNG PHÓ VỚI ATNĐ

Theo thông tin tổng hợp từ các địa phương tính đến 22h00 ngày 07/7, toàn bộ 27.862 phương tiện/90.760 người và 100% lao động trên các chòi canh, lồng bè từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã di chuyển đến nơi an toàn. Hiện chưa ghi nhận thiệt hại. Cụ thể:

- Tỉnh Quảng Ninh:  100% tàu thuyền đã vào nơi neo đậu (463 tàu du lịch, 108 tàu khách, 233 tàu đánh bắt xa bờ, 7.854 phương tiện/15.608 lao động (14.502 lồng/bè/5.000 lao động)

- TP. Hải Phòng: 100% tàu thuyền đã vào nơi neo đậu an toàn 2.209 phương tiện/6.954 lao động, 457 lồng bè/1.282 LĐ; 295 chòi canh/255 lao động.

- Tỉnh Thái Bình: 100% số phương tiện (1.164 phương tiện/3.423 lao động đã vào khu neo đậu) và 100% chòi canh đã vào bờ (1.246 chòi canh/1.179 lao động).

- Tỉnh Nam Định: 100% tàu thuyền đã vào neo đậu (2.260 phương tiện/ 6.951 ngư dân) và 100% lđ ở lều, chòi đã vào bờ ( 1.019 lều chòi/1.228 ngư dân).

- Tỉnh Ninh Bình: Đã kêu gọi 133 phương tiện/415 lao động và 332 lao động tại lều, chòi canh về khu vực an toàn đạt (100%)

- Tỉnh Thanh Hóa: 100% tàu thuyền đã vào khu neo đậu 6.840 phương tiện/25.240 lao động, 100% lao động ở lều, chòi đã vào bờ (258 chòi canh/440 lao động)

- Tỉnh Nghệ An: 100% tàu thuyền đã vào khu neo đậu 3.446 phương tiện/17.230 lao động, 100% lao động ở lều, chòi đã vào bờ.

- Tỉnh Hà Tĩnh: tổng số phương tiện trên địa bàn là 3.956 phương tiện / 14.939 lao động. Trong đó có 55 phương tiện / 321 lao động đang ở các vùng biển, vùng lộng tỉnh Hà Tĩnh, đã biết được thông tin và hướng đi của ATNĐ để trú tránh. Số còn lại đang neo đậu tại các bến, bãi trên địa bàn Hà Tĩnh và ở các địa phương khác.

- Do chủ động tiêu nước đệm, nên chưa xảy ra tình hình ngập úng.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

1. Hồ thủy điện: Các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ hiện mực nước ở mức thấp, đang vận hành bình thường.

2. Hồ chứa thủy lợi:

- Bắc Bộ có tổng số 2.543 hồ. Dung tích đạt 65% DTTK, một số tỉnh có mức cao như: Lai Châu 92%, Hà Giang 100%, Phú Thọ 85%, Ninh Bình 90%, sẵn sàng phương án xả lũ.

- Bắc Trung Bộ có tổng số 2.323 hồ. Dung tích đạt 52% DTTK, Thanh Hóa 41%, Nghệ An 67%, Hà Tĩnh  64%, Quảng Bình 70%, Quảng Trị 52%, Thừa Thiên Huế 46%, sẵn sàng phương án tích nước và đảm bảo an toàn.

IV. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

- Đê biển, đê cửa sông khu vực từ Quảng Ninh – Hà Tĩnh có 33 vị trí đê điều xung yếu gồm 24 đoạn đê (với chiều dài 37,22km) và 09 cống dưới đê (Quảng Ninh 02; Hải Phòng 10; Thái Bình 10; Nam Định 6; Ninh Bình 2; Thanh Hóa 3).

- Có 05 công trình đê điều đang thi công trên các tuyến đê biển, đê cửa sông (Thái Bình 02, Nam Định 01, Ninh Bình 01, Nghệ An 01).

Các địa phương thực hiện gia cố công trình đang thi công và sẵn sàng phương án bảo vệ.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương:

- Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT đã ban hành 03 Công điện, 01 văn bản chỉ đạo ngay từ khi hình thành vùng áp thấp trên biển Đông; trực tiếp gọi điện đến lãnh đạo UBND các tỉnh, Chánh VP BCH về công tác ứng phó với ATNĐ và mưa lớn diện rộng, gió mạnh trên biển Đông[1].

- Ban Chỉ đạo TWPCTT đã tổ chức cuộc họp ngày 07/7 do Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Lê Văn Thành chủ trì để chỉ đạo công tác ứng phó với ATNĐ và mưa lũ.

- Bộ Quốc phòng đã có công điện chỉ đạo và duy trì 264.272 chiến sỹ, 1.979 phương tiện ứng trực sẵn sàng công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Bộ đội Biên phòng tổ chức bắn pháo hiệu tại 4 điểm ven biển Nam Định vào 19h00.

- Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 06/CĐ-V01 chỉ đạo các lực lượng triển khai ứng phó với vùng áp thấp trên biển Đông và mưa lớn.

- Bộ Y tế có Công điện số 1007/CĐ-BYT ngày 07/7/2021 về triển khai y tế ứng phó với áp thấp nhiệt đới.

- Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã có văn bản số 675/PCTT-QLĐĐ ngày 6/7/2021 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều ứng phó ATNĐ.

- Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản đã ban hành công điện chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó ATNĐ trên biển Đông.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã cử 03 đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới tại tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình;

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ gần biển Đông, các thông tin cảnh báo về mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tham mưu kịp thời các biện pháp ứng phó và hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện.

2. Địa phương:

Các địa phương đã chủ động triển khai các Công điện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo TW về PCTT - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, trong đó có 19 tỉnh/TP[2] đã ban hành công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với thiên tai.

Qua thông tin từ các địa phương 100% lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở tham gia công tác kiểm tra các vị trí xung yếu trên địa bàn.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố; các bộ, ngành chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 08/CĐ-TW ngày 07/7/2021 của Ban Chỉ đạo TWPCTT-Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN, trong đó tiếp tục:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến, sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất; bằng mọi hình thức thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh;

2. Tổ chức kiểm tra rà soát nơi ở của người dân, sẵn sàng các phương án ứng phó mưa lớn cục bộ tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất

3. Chỉ đạo huy động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở triển khai kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, các sự cố, báo cáo chính quyền và thông tin đến người dân để chủ động phòng tránh.

4. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

5. Duy trì lực lượng trực ban nghiêm túc thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập