Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 01/6/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin cuối cùng về cơn bão số 1 (Bão MALIKSI)
Chiều 01/6, sau khi đi vào khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 1) đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
2. Tình hình xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 02-10/6/2024 với chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như sau: Sông Vàm Cỏ Đông: 40-50km; sông Vàm Cỏ Tây: 60-70km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 20-25km; sông Hàm Luông, Cổ Chiên: 25-30km; sông Hậu: 25-30km; sông Cái Lớn: 25-35km. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục giảm.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: cấp 1.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/31/5-19h/01/6): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20 mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Long Hẹ 1 (Sơn La) 59mm; Linh Thượng (Quảng Trị) 58mm; Tiên Hà (Quảng Nam) 58mm; Hồ Mỹ Xuyên (Thừa Thiên Huế) 63mm; Thổ Chu (Kiên Giang) 93mm;
- Mưa đêm (19h/01/6-07h/02/6): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 10mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Đạ Tẻh (Lâm Đồng) 48mm; Sở Sao (Bình Dương) 35mm.
- Mưa 3 ngày (19h/29/5-19h/01/6): Các khu vực trên cả nước có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 60-120mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Chi Nê (Hoà Bình) 155mm, Bến Đế (Ninh Bình) 158mm, Con Cuông (Nghệ An) 183mm, Hương Điền (Hà Tĩnh) 233mm, Phú Quốc (Kiên Giang) 181mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ:
Mực nước sông Hồng tại trạm Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Mực nước lúc 07h00 ngày 02/6 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 1,76m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,07m.
Dự báo: Đến 07h00 ngày 03/6, mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 1,5m; trong 36h tới mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,30m và thấp nhất ở mức 0,30m.
2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.
3. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 05/6, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,18m, tại Châu Đốc ở mức 1,38m.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Ngày 31/5/2024, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành Công điện số 02/CĐ-QG gửi các Bộ, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đề nghị chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão MALIKSI.
- Ngày 30/5/2024, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành Công văn số 208/VPTT và Công điện số 01/CĐ-QG gửi các Bộ, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và các tỉnh, thành phố khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ đề nghị chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ và mưa lớn.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển bản tin cảnh báo thiên tai đến các địa phương.
2. Địa phương
- Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão và mưa lớn theo Công điện số 01/CĐ-QG ngày 30/5/2024 và 02/CĐ-QG ngày 31/5/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; trong đó, có 17 tỉnh, thành phố[1] đã ban hành công điện, công văn ứng phó với bão, ATNĐ và mưa lớn.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thời tiết, thông tin dự báo để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
III. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Các tỉnh, thành phố trên cả nước theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
2. Các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó với xâm nhập mặn.
3. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
[1] Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau.
Tin bài cùng sự kiện
- Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (15/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 15/11: Hà Nội ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh (15/11/2024)
- Ứng phó với bão USAGI gần Biển Đông (15/11/2024)
- Bão chồng bão, Phillipines chuẩn bị đưa dân đi sơ tán trước cơn bão mới (15/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 14/11/2024 (15/11/2024)
- Quảng Ngãi: Công an xã giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai (14/11/2024)
- Công an Hà Tĩnh chủ động công tác phòng, chống mưa bão (14/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 14/11: Bắc Bộ nắng hanh, đêm và sáng sớm se lạnh (14/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (15/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 15/11: Hà Nội ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh (15/11/2024)
- Ứng phó với bão USAGI gần Biển Đông (15/11/2024)
- Bão chồng bão, Phillipines chuẩn bị đưa dân đi sơ tán trước cơn bão mới (15/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 14/11/2024 (15/11/2024)
- Quảng Ngãi: Công an xã giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai (14/11/2024)
- Công an Hà Tĩnh chủ động công tác phòng, chống mưa bão (14/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 14/11: Bắc Bộ nắng hanh, đêm và sáng sớm se lạnh (14/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.