Bangladesh lũ lụt khiến làm thiệt hại 1,1 triệu tấn gạo, cuộc sống người dân ngày càng khó khăn
Lũ lụt ở Bangladesh đã phá hủy ước tính khoảng 1,1 triệu tấn gạo, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp nước này, khiến Bangladesh phải đẩy mạnh nhập khẩu loại lương thực chủ lực này trong bối cảnh giá thực phẩm đang tăng cao.
Các đợt lũ lụt do mưa gió mùa lớn và dòng nước chảy xiết từ thượng nguồn đã tàn phá đất nước qua hai đợt chính vào tháng 8 và tháng 10, cướp đi ít nhất 75 sinh mạng và ảnh hưởng đến hàng triệu người, đặc biệt là ở các vùng phía đông và phía bắc, nơi thiệt hại về mùa màng là nghiêm trọng nhất.
Bộ Nông nghiệp Bangladesh cho biết lũ lụt năm nay đã gây tổn thất lớn cho sản xuất gạo. Để đối phó, nước này đang nhanh chóng nhập khẩu 500.000 tấn gạo và dự kiến sẽ sớm cho phép khu vực tư nhân nhập khẩu.
Chính phủ lâm thời Bangladesh lên nắm quyền vào tháng 8 sau khi các cuộc biểu tình buộc cựu Thủ tướng Sheikh Hasina phải trốn sang Ấn Độ, đang vật lộn để ổn định giá thực phẩm, vốn đã tăng gần 20% trong những tháng gần đây.
Việc Bangladesh tăng cường nhập khẩu có thể làm tăng xuất khẩu từ nước láng giềng Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tháng trước, Ấn Độ đã cắt giảm thuế xuất khẩu gạo đồ (Parboiled) xuống còn 10%.
Lũ lụt cũng đã gây thiệt hại nặng nề cho các sản phẩm nông nghiệp khác, bao gồm hơn 200.000 tấn rau quả. Tổng thiệt hại về nông nghiệp trên toàn quốc do lũ lụt ước tính khoảng 45 tỷ taka (tương đương 380 triệu USD).
Bangladesh, quốc gia sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, thường sản xuất gần 40 triệu tấn gạo mỗi năm để nuôi sống dân số 170 triệu người. Tuy nhiên, thiên tai thường làm gián đoạn sản xuất và khiến nước này phải tăng cường nhập khẩu.
Lũ lụt năm nay nhấn mạnh sự dễ tổn thương của Bangladesh trước biến đổi khí hậu. Một phân tích của Viện Ngân hàng Thế giới vào năm 2015 ước tính rằng 3,5 triệu người ở Bangladesh đang có nguy cơ hứng chịu lũ lụt hàng năm, một rủi ro mà các nhà khoa học cho biết đang ngày càng tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tổng hợp
Tin bài cùng sự kiện
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
- Tập huấn công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cho Công an cấp... (23/11/2024)
- Thiệt hại do thiên tai năm 2024 gấp hơn 9 lần so với năm 2023 (23/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 23/11: Trung Bộ mưa to (23/11/2024)
- Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê hữu Bùi (23/11/2024)
- Nhiệt độ xuống 2 độ C, đỉnh Fansipan xuất hiện sương muối (23/11/2024)
- Quảng Nam: Xảy ra 2 trận động đất ở huyện Nam Trà My (23/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
- Tập huấn công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cho Công an cấp... (23/11/2024)
- Thiệt hại do thiên tai năm 2024 gấp hơn 9 lần so với năm 2023 (23/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 23/11: Trung Bộ mưa to (23/11/2024)
- Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê hữu Bùi (23/11/2024)
- Nhiệt độ xuống 2 độ C, đỉnh Fansipan xuất hiện sương muối (23/11/2024)
- Quảng Nam: Xảy ra 2 trận động đất ở huyện Nam Trà My (23/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.