Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai làm việc tại Lai Châu
Tham gia Đoàn công tác có đại dien Tổng cục Phòng, chống thiên tai – Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai; một số đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Về phía tỉnh Lai Châu có ông Tống Thanh Hải Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu vaf dai dien mot so co quan lien quan.
Ông Tống Thanh Hải Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại buổi làm việc
Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi làm việc
Báo cáo về công tác phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2019 tại tỉnh Lai Châu ông Vũ Văn Luật, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lai Châu cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra một số đợt thiên tai (rét đậm, mưa đá, gió lốc, lũ quét, sạt lở đất) đặc biệt là đợt mưa, lũ từ đêm 23 sáng ngày 24/6 đã làm 2 người chết, 2 người mất tích do lũ cuốn, 1 người bị thương; 1.042 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó: 22 nhà sập do gió lốc, 4 nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, 987 nhà bị tốc mái, ảnh hưởng, 29 nhà phải di rời khẩn cấp; 06ha hoa, 30ha chè, trên 48 ha lúa, ngô, 23 ha rau màu bị gẫy, dập, cuốn trôi, vùi lấp; trên 450 con gia súc, gia cầm bị chết (trong đó có 17 con trâu bò bị chết rét, trên 430 gia súc, gia cầm bị lũ cuốn, vùi lấp); 06 công trình Thủy lợi, 01 công trình NSH bị hư hỏng; 15 điểm trường, 1 trạm y tế bị tốc mái, ảnh hưởng; 03 cầu bê tông, 02 ngầm tràn bị cuốn trôi, hư hỏng; một số tuyến đường giao thông bị sạt, lở, hư hỏng gây tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao thông, ước khối lượng đất, đá bị sạt lở trên 230.000m3. Một số thiệt hại khác. Ước tổng thiệt hại trên 80 tỷ đồng.
Tỉnh Lai Châu cũng triển khai di dời khẩn cấp 29 hộ dân của huyện Mường Tè, 50 công nhân của công trình thủy điện Nậm Bụm ra khỏi vùng thiên tai đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, tỉnh Lai Châu tiếp tục theo dõi sát 43 hộ dân bản Pa Cheo, xã Hua Bum (huyện Nậm Nhùn) để kịp thời ứng phó khi có nguy cơ xảy ra sạt lở; tổ chức cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; chỉ đạo phân luồng giao thông, cắm biển cảnh báo, thi công hót sụt, sạt thông tuyến, đảm bảo an toàn giao thông. Đặc biệt, tỉnh Lai Châu đã tổ chức ứng trực 24/24 giờ để nắm bắt tình hình thiên tai qua phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo sửa chữa, tu sửa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng, tăng cường sức chống chịu trước thiên tai.
Công tác di rời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai năm 2019: Đến thời điểm hiện tại có 12 dự án di dân tập trung vùng thiên tai đang thực hiện với tổng số 530 hộ dân được sắp xếp, bố trí với tổng mức đầu tư trên 70 tỷ đồng. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đang triển khai bố trí chỗ ở xen ghép và tại chỗ cho 120 hộ dân nằm rải rác trên địa bàn.
Về công tác khắc phục, tái thiết sau thiên tai, tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo chính quyền các cấp huy động các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả theo phương châm 4 tại chỗ. 1.400 người là lực lượng thường trực và lực lượng dân quân xung kích các xã tham gia tìm kiếm cứu nạn; kịp thời động viên, hỗ trợ và giúp đỡ các gia đình có người chết, mất tích, bị thương, thiệt hại về tài sản.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, thời gian tới tỉnh tiếp tục kiện toàn, phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Văn phòng Ban Chỉ huy các cấp; thực hiện công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó với các tình huống. Bên cạnh đó, các đơn vị thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến thiên tai, tổ chức dự báo, cảnh báo thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, vận động nhân dân chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại.
Mặc dù đã cố gắng trong công tác khắc phục, tái thiết sau thiên tai, tuy nhiên, nguồn lực của Lai Châu còn hạn hẹp trong bối cảnh thiên tai gây thiệt hại trên diện rộng, phá hủy nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tỉnh chưa thực hiện được việc xã hội hóa trong di chuyển dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở; một bộ phận người dân chưa chủ động tự bảo vệ tài sản, còn trông chờ, ỷ lại...
Ông Vũ Văn Luật, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lai Châu phát biểu tại buổi làm việc
Ông Đặng Quang Minh quyền Vụ trưởng Vụ quản lý thiên tai cộng đồng phát biểu tại buổi làm việc
Đại diện Bộ chỉ huy quan sự tỉnh Lai Châu
Cũng tại buổi làm việc, các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến, trong đó tập trung vào khắc phục những khó khăn, chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ; những khó khăn trong quá trình ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai; kiến nghị với Trung ương hỗ trợ các nguồn lực cho tỉnh vì Lai Châu là một trong những tỉnh đặc thù, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa lũ, gió lốc, sạt lở….
Phát biểu tại cuộc họp Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đánh giá cao triển khai công tác chuẩn bị trong phòng, chống thiên tai của Tỉnh trong thời gian qua góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra; nhằm chuẩn bị sẵn sàng mùa mưa lũ chính vụ năm 2019, ngày càng chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lai Châu tập trung chỉ đạo những nội dung sau:
Ưu tiên viêc củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực Văn phòng thường trực Ban chỉ huy các cấp tại địa phương trong Tỉnh; Tập trụng chỉ đạo, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” đẩy nhanh tiến độ tổ chức, xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở, phấn đấu năm 2019 đạt tối thiểu 30% tại cấp xã để năm 2020 hoàn thành 100% theo Nghị quyết 76 của Chính phủ; Chỉ đạo công tác đảm đảm bảo an toàn đồ đập và an toàn hạ du (trong đó có hồ thủy điện Lai Châu), đặc biệt quan tâm đối với các hồ, đập xung yếu và thủy điện nhỏ do tư nhân quản lý; kiểm tra, giám sát việc lắp đặt thiết bị quan trắc, cung cấp thông tin liên quan đến an toàn hồ, đập; Tỉnh cần thành lập hội đồng tư vấn với sự tham gia của chủ hồ, các chuyên gia, các đơn vị tư vấn giúp Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN để tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh ra quyết định; Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại các vùng trũng ven sông, ven suối, vùng có nguy cơ sạt lở, ngập sâu, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi can toàn ; Sẵn sàng các phương án đảm bảo giao thông, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai nhất là những huyện ở vùng sâu, vùng xa, những nơi dễ bị chia cắt, cô lập, xử lý, khắc phục nhanh chóng, kịp thời khi có tình huống xảy ra; Tiếp tục huy động các nguồn lực bố trí chỗ ở, tái định cư cho các hộ bị mất nhà cửa do thiên tai, chú trọng việc đảm bảo cơ sở hạ tầng thiết yếu và sinh kế cho người dân; kết hợp tái định cư với xây dựng nông thôn mới bền vững; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng bằng nhiều hình thức, tận dụng tối đa mạng xã hội để đưa thông tin, kiến thức đến người dân. Đặc biệt đối với các vùng dân ở vùng nguy cơ cao cần tăng cường công tác thông tin bằng nhiều hình thức.
Sáng cùng ngày, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát, kiểm tra tình hình phòng chống thiên tai tại xã Trung Đồng và thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên.
Một số hình ảnh của đoàn công tác đi thực địa
Theo sự phân công công tác của Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Đoàn công tác do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy làm trưởng đoàn ngày mai 11/7 đoàn công tác làm việc với Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai
Tin bài cùng sự kiện
- Dự báo thời tiết ngày 18/12: Trung Bộ mưa dông, Nam Bộ mưa rải rác (18/12/2024)
- Ba Vì (Hà Nội): Công bố tình huống khẩn cấn sạt lở đê (18/12/2024)
- Tổng kết Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn... (18/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 17/12/2024 (18/12/2024)
- Công an xã kịp thời cứu nạn bé gái bị lạc trong thời tiết lạnh giá (17/12/2024)
- Ninh Thuận: Xuất hiện đợt mưa lớn cuối mùa (17/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 17/12: Ngày nắng hanh, đêm và sáng trời rét (17/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 16/12: Bắc Bộ nắng hanh, Trung Bộ dứt mưa (17/12/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Dự báo thời tiết ngày 18/12: Trung Bộ mưa dông, Nam Bộ mưa rải rác (18/12/2024)
- Ba Vì (Hà Nội): Công bố tình huống khẩn cấn sạt lở đê (18/12/2024)
- Tổng kết Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn... (18/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 17/12/2024 (18/12/2024)
- Công an xã kịp thời cứu nạn bé gái bị lạc trong thời tiết lạnh giá (17/12/2024)
- Ninh Thuận: Xuất hiện đợt mưa lớn cuối mùa (17/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 17/12: Ngày nắng hanh, đêm và sáng trời rét (17/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 16/12: Bắc Bộ nắng hanh, Trung Bộ dứt mưa (17/12/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.