19/4/2013: 39% diện tích ĐBSCL có thể ngập vào năm 2100

Ngày đăng: 19/04/2013

 

39% diện tích ĐBSCL có thể ngập vào năm 2100

- Nếu mực nước biển Việt Nam dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập, theo "Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật năm 2012" do Bộ TN&MT mới công bố.
 

      biến đổi khí hậu, kịch bản, thành phố Hồ Chí Minh, ngập lụt, nước biển dâng
20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có thể bị ngập nếu nước biển dâng 1m. 
 

         Theo đó, với kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95cm. Trong khi đó, mực nước biển ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa tới 105cm. Trong khi đó, với kịch bản phát thải thấp thì mực nước biển của toàn dải ven biển Việt Nam cũng sẽ dâng từ 49-64cm.

       Theo tính toán, nếu mực nước biển Việt Nam dâng 1m (tức tương đương với kịch bản phát thải cao) thì 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập.

        Ngoài ra, 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh và 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung cũng có nguy cơ ngập. 35% dân số thuộc các tỉnh ĐBSCL, 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh và 9% dân số các tỉnh miền Trung, 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

        Bên cạnh đó, 4% hệ thống đường sắt, 9% hệ thống quốc lộ và 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

       Về mức tăng nhiệt độ, với kịch bản phát thải cao, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam sẽ tăng từ 2,5-3,7 độ C, còn với kịch bản phát thải thấp thì con số tương ứng là 1,6-2,2 độ C. Theo đánh giá, nhiệt độ phía Bắc sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ các tỉnh phía Nam. Khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác.

        Về sự thay đổi của lượng mưa, theo tính toán, với kịch bản phát thải cao, lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào cuối thế kỷ 21 sẽ tăng ở mức phổ biến từ 2-10%, còn với kịch bản phát thải thấp lượng mưa trung bình tăng trên 6%. Tây Nguyên là khu vực có lượng mưa tăng ít nhất so với cả nước.

        Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do vậy, việc xây dựng Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng là rất cần thiết trong quá trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, phục vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nhằm ứng phó và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

        Từ kịch bản biến đổi khí hậu quốc gia, từng ngành và địa phương cụ thể sẽ nghiên cứu, đánh giá để chọn lựa kịch bản phù hợp với đối với ngành và địa phương mình. Theo đó, kịch bản phát thải thấp và kịch bản phát thải trung bình có thể áp dụng với các tiêu chuẩn thiết kế cho công trình không lâu dài và các quy hoạch ngắn hạn. Kịch bản phát thải cao cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn.

         Sau lần cập nhật năm 2012, tới năm 2015, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục cập nhật các dữ liệu mới cho Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam.

 

 

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập